Điểm báo quốc tế
Đổ Kim Thêm tuyển dịch

Mỹ đã tháo chạy khỏi Việt Nam, Irak và Afghanistan. Gần đây, trong cuộc họp thượng đỉnh Ấn độ-Thái Bình Dương tại Nhật Bản, lại một lần nửa, Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ bảo vệ Đài Loan khi bị Trung Quốc tấn công. Thế giới có còn tin Mỹ nửa được không? Vấn đề này đã gây xôn xao trong công luận thế giới và cũng được báo chí quốc tế bình luận. Sau đây là phần tuyển dịch các ý kiến chính.
***
Về lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ Biden cam kết bảo vệ Đài Loan bằng quân sự trong trường hợp bị tấn công, tờ THE TELEGRAPH của Anh bình luận
„Trên thực tế, Mỹ chưa bao giờ thực hiện cam kết này. Tất nhiên, một lần nữa, Bộ Ngoại giao buộc phải tương đối hóa các tuyên bố của Biden, vì ở Washington gọi đó là uyển ngữ. Các quan chức cho biết là chính sách của Mỹ vẫn không thay đổi.
Một điều tương tự đã xảy ra vào tháng 3, khi Biden dường như kêu gọi thay đổi chế độ ở Moscow. Sau đó, Nhà Trắng phủ nhận rằng đây là mục tiêu của Hoa Kỳ.
Sự mơ hồ chiến lược có thể giúp ngăn chặn các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Nga xem xét các lá bài, nhưng tạo ra sự nhầm lẫn là nguy hiểm“.
Tờ LIANHE BAO phát hành tại thủ đô Đài Bắc của Đài Loan đặt vấn đề về lời tuyên bố của Biden:
„Liệu lời tuyên bố có bảo vệ được Đài Loan ra khỏi cuộc chiến không hay thậm chí làm cho nó đang đến gần?
Các lực lượng tìm kiếm độc lập ở Đài Loan đã vui mừng về lời hứa của Biden. Theo sau đó, chính phủ Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ. Do đó, cuộc đối đầu giữa hai bờ eo biển Đài Loan sẽ trở nên nghiêm trọng hơn“.
Tờ báo Nhật Bản YOMIURI SHIMBUN phát hành tại Tokyo đánh giá các cuộc đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ -Thái Bình Dương là một „liên minh mạnh mẽ không thể lay chuyển cho trật tự thế giới“:
„Ở khu vực Đông Á, Bắc Kinh đang dần giành được lợi thế quân sự trước Washington thông qua việc tái vũ trang nhanh chóng. Bình Nhưỡng đang đẩy nhanh phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Cuộc xâm lược Ukraine của Nga cũng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc chống lại các quốc gia độc tài bằng sự răn đe.
Vì vậy, để không cho phép một sự thay đổi bạo lực đơn phương trong hiện trạng đi qua ở Đông Á, điều bắt buộc là Mỹ phải sử dụng hiệu quả sức mạnh răn đe của mình cho an ninh của các đồng minh“.
Ngược lại, cũng xuất bản tại Tokyo, tờ ASAHI SHIMBUN cảnh báo về một „chính sách nguy hiểm của Trung Quốc đang ngày càng có xu hướng tái vũ trang“:
“ Theo yêu cầu hai lần với câu hỏi là liệu Mỹ có giúp Đài Loan trong tình trạng khẩn cấp quân sự hay không, Tổng thống Mỹ Biden đã trả lời rõ ràng. Biden có nhận thức được sự nguy hiểm và tác động của cam kết của mình không?
Hòa bình và ổn định không thể được duy trì chỉ bằng cách mở rộng ảnh hưởng quân sự. Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga cũng có thể đã được ngăn chặn trước bằng các cuộc đối thoại và nỗ lực quốc tế.
Nhật Bản, với tư cách là một quốc gia láng giềng của Trung Quốc, giờ đây phải đóng vai trò trung gian trong việc làm dịu những con sóng gây ra bởi những tuyên bố vội vàng của Mỹ – và dựa vào đối thoại để tìm kiếm đường lối chung“.
Tờ LES DERNIERES NOUVELLES D’ALSACE của Pháp bình luận:
„Đối với Mỹ, cuộc chiến ở Ukraine về cơ bản không thay đổi bất cứ điều gì: kẻ thù số một của Mỹ và thế giới phương Tây đang và vẫn là Trung Quốc.
Lời đe dọa của Joe Biden là một biểu hiện rõ ràng của một chính sách ngăn chặn mới và đặt ra những giới hạn rõ ràng.
Điều này cũng giải thích những gì đang xảy ra ở khu vực Thái Bình Dương, nơi các tàu chiến đang đi qua và chiến đấu cơ đang tràn ngập. Các căng thẳng ở đây có vẻ như là nghiêm trọng hơn kể từ thời Chiến tranh Triều Tiên.„
Tờ MAINICHI SHIMBUN của Nhật Bản đề cập tới tình hình an ninh ở Đông Á trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden tới Tokyo:
„Nói một cách thẳng thắn: Đối với Nhật Bản và Mỹ, Trung Quốc là một đối thủ nguy hiểm hơn so với Nga. Sức mạnh mà Trung Quốc hiện đang có, dù là quân sự hay kinh tế, không thể so sánh với Nga.
Một nhà ngoại giao Nhật Bản nói rằng, Tổng thống Vladimir Putin hiện nay có thể sẽ là Tập Cận Bình trong năm năm tới, người tìm cách thống nhất Đài Loan với Hoa lục.
Hiện nay, lời tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – Mỹ cho thấy Đài Loan không còn được coi là một vấn đề thuần túy của khu vực. Hành động của Nga đã mang lại cho chúng ta nhận thức này. Đó là lý do tại sao Joe Biden trả lời „Có“ với câu hỏi liệu Mỹ có giúp Đài Loan về mặt quân sự hay không. Đây không phải là một sự trượt dốc, mà là một tuyên bố rõ ràng về ý định.„
Tờ NEW YORK TIMES hoan nghênh lời hứa hỗ trợ quân sự của Biden cho Đài Loan:
„Những gì Biden nói là kịch tính, nhưng cũng thông minh, cần thiết và chiến lược. Biden thể hiện một cảm giác về lịch sử, một cảm giác về thời điểm này và các quy tắc mới được áp dụng sau khi Nga xâm lược Ukraine.
Đây không phải là lần đầu tiên Biden ám chỉ Mỹ sẽ chiến đấu vì Đài Loan. Nhưng lần cuối cùng Biden nói điều đó tương tự, tuyên bố của Biden đã bị báo chí coi là một trò lừa bịp cổ điển. Bây giờ cần phải rõ ràng rằng Biden nghĩ nghiêm túc.”
Tờ báo LIANHE BAO từ Đài Loan nhận định:
„Mục tiêu cao cả trong chuyến Á du của Biden chắc chắn là chèn mảnh ghép cuối cùng của vấn đề về chiến lược chống Trung Quốc.
Khung Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương hiện đã được 13 quốc gia ký kết. Đáng tiếc, Đài Loan không phải là một trong số đó, mặc dù Đài Loan đứng tuyến đầu trong việc chống Bắc Kinh và nền an ninh của Đài Loan được đề cập trong mọi lời tuyên bố chính thức của Tổng thống Mỹ.
Người đàn ông quyền lực nhất thế giới thậm chí còn hứa sẽ hỗ trợ quân sự cho Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc xâm lược. Trung Quốc sẽ bị trừng phạt bằng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất, như Nga hiện đang trải nghiệm.
Người Đài Loan không thể vui mừng trước những lời lẽ trọng đại này, bởi vì họ không muốn trở thành là „người Ukraine của châu Á“. Đài Loan không cần chiến tranh để thế giới nhận ra giá trị của nó. Đài Loan chỉ đơn giản là muốn trở thành một phần của cộng đồng quốc tế.”
Tổng hợp từ các nguồn của Deutschlandfunk
8 Gedanken zu “Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan khi Trung Quốc xâm chiếm?”