Đỗ Kim Thêm tuyển dịch

Chiến tranh Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn trong sôi động trong khi các cuộc hoà đàm vẫn còn bị bế tắc. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos năm nay, tái thiết hậu chiến Ukraine trở thành chủ đề chính để thảo luận. Vấn đề này cũng được báo chí quốc tế bình luận và phần tuyển dịch sau đây là các ý kiến chính.
Tờ AFTENPOSTEN của Na Uy viết:
„Sự tương phản với Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos trước đây là rất lớn. Vào thời điểm đó, sự kiện này chỉ được tổ chức theo kỹ thuật số và Putin là một trong những diễn giả.
Năm nay, Nga bị loại trừ, nhưng thay vào vị trí này là Ukraine. Tổng thống Zelenskyi đã nhận được tràng pháo tay nhiệt liệt cho bài phát biểu qua video của mình. Ông nói về tầm nhìn tương lai của Ukraine, nhưng cũng về các nạn nhân. Sau đó, ông yêu cầu Liên Âu về các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga, và cuối cùng ông yêu cầu hỗ trợ tài chính nhiều hơn.
Nền kinh tế Nga dự kiến sẽ giảm 10% trong năm nay, trong khi nền kinh tế Ukraine sẽ giảm tới 50%. Người ta cũng ước tính rằng chi phí cho việc tái thiết lên đến vài trăm tỷ đô la nhưng tiền sẽ đến từ đâu? Trong mọi trường hợp, việc tính toán sẽ được đưa ra sau chiến tranh – và nó sẽ là khổng lồ.”
Tờ báo JORNAL DE NEGOCIOS Bồ Đào Nha cũng coi sự tàn phá nặng nề ở Ukraine là một dấu hiệu của cuộc chiến tranh kinh tế và chiến thuật của Nga:
„Trong mọi trường hợp, sự tàn phá quá nặng nề và thiệt hại kinh tế trầm trọng đến nỗi cần có phương tiện to lớn để tái thiết một khi chiến tranh kết thúc. Nhưng hiện nay một cuộc khủng hoảng đang xảy ra ở nhiều cấp độ cùng một lúc, và Putin là trọng tâm của vấn đề. Putin đã không thể làm cho Nga có khả năng cạnh tranh và hiện nay muốn làm đảo lộn trật tự quốc tế – và vì điều đó, Putin không né tránh chiến tranh“.
Tờ EL PAIS của Tây Ban Nha dựa vào bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Zelenskyi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos và nhận định:
„Zelenskyi đã nhận được những tràng pháo tay vang dội. Trong bài phát biểu của mình, ông kêu gọi đóng góp vào việc tái thiết đất nước và nối kết Ukraine trong các cấu trúc quốc tế – cũng để đảm bảo việc xuất khẩu thực phẩm. Putin đang ngăn chặn việc xuất khẩu ngũ cốc, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều nước nghèo.
Trong khi Davos từng là biểu tượng của sự tiến bộ của toàn cầu hóa, ngày nay nó đại diện cho sự nghi ngờ về tương lai của trật tự thế giới hiện tại. Cuộc xâm lược Ukraine là một cảnh báo rõ ràng, và Zelenskyi đã chỉ ra rằng trong một trật tự thế giới trong tương lai, luật pháp của những người mạnh nhất không được áp dụng“.
Tờ DE VOLKSKRANT của Hà Lan bình luận về những cảnh báo từ các tổ chức viện trợ về nạn đói ở các nước nghèo:
„Tình hình ở Đông Phi là cấp bách nhất , nơi đã trải qua hạn hán cực kỳ trong ba năm và phụ thuộc rất nhiều vào ngũ cốc của Ukraine và Nga.
Theo ước tính của các tổ chức viện trợ Oxfam và Save the Children, hiện nay cứ 48 giây lại có một người chết ở đó do đói và suy dinh dưỡng.
Người ta hy vọng rằng, các chính trị gia và doanh gia trên thế giới đã tập trung tại Davos trong tuần này sẽ nhận ra rằng, tình hình này là không thể chấp nhận được.
Đề ra một loại thuế đặc biệt đối với lợi nhuận khổng lồ sẽ không phải là một ý tưởng tồi. Đại dịch, chiến tranh, thảm họa khí hậu, nạn đói: cuộc khủng hoảng gấp bốn lần này cho thấy rõ rằng thời đại ‚mọi kinh doanh hoạt động như bình thường‘ đã kết thúc.
Nhật báo DE STANDAARD từ Bỉ phản ánh:
„Davos thực sự không phải là nơi thích hợp để giải quyết các vấn đề thế giới. Hội nghị thuộc về giới ưu tú, theo đuổi lợi ích cá nhân, hợp pháp hóa một cách dân chủ quá ít và quá ngây thơ trong niềm tin vào thương mại tự do.
Tuy nhiên, Davos là ích lợi bao giờ hết. Bởi vì nếu các khối cường quốc đối thủ mất tất cả lợi ích chung, thì chắc chắn thế giới sẽ không an toàn hơn“.
Ai sẽ chi cho việc tái thiết Ukraine?

Mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy là cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ sớm kết thúc, nhưng vấn đề tái thiết hậu chiến đã được đặt ra thảo luận việc sử dụng vốn của Nga bị đóng băng do các lệnh trừng phạt. Báo chí châu Âu có bình luận về khả năng này với các ý tưởng trái chiều.
Nhật báo Lidové noviny từ Tiệp khắc cảnh báo rằng tài sản tư nhân của Nga cũng phải được bảo vệ. Ý tưởng sử dụng tiền thu được từ việc bán tài sản của Nga ở nước ngoài để xây dựng lại đất nước đi ngược lại các nguyên tắc của pháp quyền:
„Tài sản bị đóng băng theo lệnh trừng phạt chống lại Nga không thể đơn giản được quốc hữu hóa theo luật pháp của chúng ta.
… Điều này chỉ có thể xảy ra trong những trường hợp ngoại lệ, và chỉ khi có khoản bồi thường thích hợp. Bảo vệ tài sản tư nhân là một trong những nền tảng không chỉ của nền kinh tế thị trường, mà còn của nền dân chủ. …
Chỉ khi cá nhân hoặc doanh nghiệp có tham gia trong các tội hình sự thuộc về tội gây thiệt hại tài sản, thì có thể dùng tiền bị đóng băng để trả bồi thương thiệt hại. Tuy nhiên, điều này phải được xác nhận trong từng trường hợp riêng lẻ bởi một tòa án độc lập. „
Trên trang mạng bẳng tiếng Nga của chương trình phát thanh Radio Kommersant FM có đề cập đến tình trạng vô nguyên tắc phải trả với một mức giá cao và chỉ trích ý tưởng này như sau:
„Tuy nhiên, Moscow có thể tồi tệ khi không tuân thủ các luật pháp và trật tự, đó là điều không mong muốn. Đó sẽ là một tiền lệ khó chịu và đối với những người chỉ trích của thế giới phương Tây, họ có lý do để tuyên bố rằng, vấn đề là không có giá trị – tất cả yi cũng đều có bụi bẩn trong người.
Điều đáng chú ý là các quan chức phụ trách hiểu rằng tính hợp pháp được ưu tiên và không được có quyết định sai lầm – bởi vì điều đó sẽ kết thúc tồi tệ cho tất cả mọi người.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nga cũng có thể tham gia vào các chương trình tái thiết cho Ukraine – nhưng trong tự nguyện và để đổi lại với việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt„.
Nhật báo La Stampa từ Ý trình bày một phiên bản mới của tình trạng độc quyền theo một mô hình hoàn toàn khác:
„Trong loạt phim “Người phục vụ nhân dân” đã đưa Volodymyr Zelenskyi lên nắm quyền, có một cảnh vui nhộn trong đó các nhà tài phiệt đóng vai người độc quyền. Sàn diển là Ukraine như một trò chơi, với các cảng, mỏ và nhà máy. …
Hôm qua tại Davos, [thông qua video] nhà lãnh đạo Ukraine đã đề xuất một phiên bản mới của trò chơi này cho cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Bất kỳ quốc gia, thành phố và doanh nghiệp nước ngoài nào cũng có thể „bảo trợ“ cho một khu vực hoặc ngành công nghiệp của Ukraine để tham gia vào công việc tái thiết hậu chiến, chi phí hiện được ước tính từ 500 đến 600 tỷ đô la.
… Một cái hố không đáy thảm khốc, nhưng cũng có thể trở thành món hời của thế kỷ.“
Nhật báo Gazeta Wyborcza của Ba Lan tin rằng các doanh nghiệp Ba Lan nên sẵn sàng, vì với thiện tâm họ có thể hy vọng đạt được một mức doanh thu vừa phải:
„Ba Lan đang giúp Ukraine, tiếp nhận người tị nạn và cung cấp vũ khí. … Chúng ta có nghĩa vụ đạo đức, nhưng cũng có quyền, tham gia vào việc tái thiết đất nước bị phá hủy. …
Khi chiến tranh kết thúc, Hoa Kỳ, EU và có lẽ các quốc gia khác sẽ giải ngân với quy mô tương đương với Kế hoạch Marshall. …
Người Ba Lan nên quan tâm đến việc đảm bảo rằng sự tàn phá ở Ukraine được nhanh chóng giải quyết và đất nước phát triển và ổn định. Không có gì đáng trách về việc các doanh nhân Ba Lan kiếm tiền trong việc tái thiết, nhưng họ không nhất thiết phải dựa vào số tiền lớn“.
Tổng hợp từ các nguồn của Deutschlandfunk DLF, euro/topics