Đỗ Kim Thêm dịch
Điểm sách:
Julia Cagé, Libres et Égaux en Voix, Fayard, 2020.
Hélène Landemore, Open Democracy: Reinventing Popular Rule for the Twenty-First Century, Princeton University Press, 2020.
Armin Schäfer and Michael Zürn, Die demokratische Regression: Die politischen Ursachen des autoritären Populismus, Suhrkamp, 2021.
Theo sự khôn ngoan thông thường, các mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ tự do ngày nay đến từ hai nhóm người trừu tượng, quần chúng và „giới tinh hoa“. Quần chúng đổ lỗi cho „giới tinh hoa“ và „giới tinh hoa“ chỉ trích sự phán xét kém cỏi của quần chúng. Tuy nhiên, sự phân đôi này bỏ qua những gì đang thực sự xảy ra, khi hai nhóm không quan tâm đến vai trò phát triển của các thể chế chính trị.
Donald Trump đã rời khỏi Nhà Trắng, nhưng trong tâm trí đúng đắn, không một ai sẽ nói rằng, thế giới đã đạt được an bình cho nền dân chủ của họ. Không thể loại trừ được sự trở lại của Trump và ngay cả khi Trump dành những ngày còn lại của mình như là một kẻ điên cuồng kiêm trò đùa trên internet giống như Trump, Hoa Kỳ (và thế giới) phải đối phó với một Đảng Cộng hòa được nhân cách hoá triệt để như con người Trump.
Hiện nay, Đảng Cộng hòa đang cố làm suy yếu nền dân chủ Hoa Kỳ qua việc áp lực cử tri và thay đổi kết quả bầu cử mà nó không đúng theo cách của Đảng. Và Hoa Kỳ hầu như không đơn độc trong việc đối mặt với các cuộc tấn công vào nền dân chủ của mình. Brazil và Ấn Độ, hai trong số các nền dân chủ lớn nhất thế giới, đều được cai trị bởi những người theo chủ nghĩa dân túy cực hữu; và trong Liên minh châu Âu, Ba Lan và Hungary đang rơi nhanh vào trong chế độ chuyên chế.
Kể từ cuộc bầu cử của Trump vào năm 2016, không có gì ngạc nhiên khi đã có sự bùng nổ của những cuốn sách về „khủng hoảng dân chủ“. Nhưng các mối đe dọa hiện tại đối với nền dân chủ có đang được tranh luận đúng theo các hoàn cảnh không?
Một số nhà quan sát không ngần ngại đổ lỗi cho chính người dân. Theo quan điểm này, có thể được xây dựng lại một cách trực tiếp từ tâm lý học đại chúng vào cuối thế kỷ XIX, nói chung, người dân bình thường là không có tinh thần thuần lý và dễ dàng bị cám dỗ bởi những kẻ mị dân, khi họ đưa ra những lời hứa sai lầm, có thể là về lợi ích của Brexit, hoặc trong tĩnh mạch của „tinh thần bảo thủ của tầng lớp lao động“ giả mạo ở Mỹ.
Trong khi đó, những người khác đổ lỗi cho „giới tinh hoa“ về sự bất ổn chính trị của chúng ta. Người ta nói là nhóm người đặc quyền này khuyến khích cho một hình thức toàn cầu hóa chỉ mang lại lợi ích cho những người đi du lịch với vé thuộc hạng doanh nhân. Trong từng các quốc gia riêng biệt, những giới sử dụng nhiều phi cơ ngày càng tạo ra thành phần mà một số nhà phê bình gọi là đầu sỏ. Mặc dù hai chẩn đoán này hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng chúng chia sẻ một phương pháp tập trung vào các nhóm người, có thể là số nhiều hoặc số ít. Điều còn thiếu là sự quan tâm đến các thể chế dân chủ tự do và về những thay đổi cho các thể chế này trong những thập kỷ gần đây có thể tạo ra điều kiện cho sự trỗi dậy của những người theo chủ nghĩa dân túy độc tài. Khỉ hiểu những chuyển biến đó, chúng ta mới có thể bắt đầu thay đổi hệ thống, không chỉ là một sửa chữa nhanh chóng chống Trump, mà còn là một phần của việc thực hiện sâu xa hơn các lý tưởng dân chủ.

Bầu phiếu hay lên tiếng nói
Mỗi cuốn sách trong số ba cuốn sách đang được điểm đều đóng góp quan trọng cho nỗ lực đó. Trong số này, Hélène
Landemore là tác giả mang tham vọng nhất. Là một nhà lý luận chính trị tại Đại học Yale, bà đã thúc đẩy một mô hình mới về cái mà bà gọi là „nền dân chủ khai phóng“, một kế hoạch phá vỡ hai thể chế tự do dân chủ thường được coi là hiển nhiên: các cuộc bầu cử và đảng chính trị.
Landemore nghĩ rằng thật là sai lầm khi cho rằng hình thức „nền dân chủ đại nghị“ được xây dựng vào thế kỷ XVIII là cách duy nhất để thực hiện „dân quyền“ trong thế giới hiện đại. Theo quan điểm của bà, mô hình đó không làm gì hơn là yêu cầu công dân đồng ý với các quyết định của giới tinh hoa. Bà lập luận là, „thành phần công chúng có giới hạn nhưng cởi mở“ phải được bầu để thay thế cho các cơ quan lập pháp đại diện, đó là một cách tốt hơn. Những hội đồng được lựa chọn ngẫu nhiên này còn được gọi là „các phòng có phân loại“ hoặc chế độ rút số (như trong quy tắc bởi những người được chọn theo rút lô số), có thể có từ 150 đến 1.000 công dân và sẽ cho phép mọi người thực hiện quyền lực trực tiếp.
Theo kế hoạch của Landemore, các hội đồng công dân sẽ được giao nhiệm vụ không chỉ với việc thiết lập chương trình nghị sự mà làm luật là quan trọng. Thủ tục của họ sẽ được tiến hành công khai (một ý nghĩa khác của „nền dân chủ khai phóng“ vượt qua ngoài hình thức „công khai đến dân chúng“), và họ sẽ được kết nối với xã hội rộng lớn hơn thông qua “nền tảng là nguồn lực đại chúng“ và “các diễn đàn thảo luận bổ sung“.
Ở đây, mô hình thực tế là dịch vụ của bồi thẩm đoàn. Họ cung cấp một sự biện minh triết học cho các đề xuất của Landemore. Nói chung, chúng ta đã chấp nhận rằng những người không có hiểu biết chuyên môn có thể đưa ra quyết định tốt nếu họ có đủ tinh thần cởi mở và được các chuyên gia tư vấn đúng cách trong một quá trình cân nhắc theo cấu trúc. Landemore chỉ ra rằng phương cách này không phải là một hình thức „nền dân chủ trực tiếp“ hoặc tham gia liên tục của quần chúng. Những người dân được chọn cho hội đồng sẽ thực sự là đại biểu (như trong một bồi thẩm đoàn của một „đồng nghiệp“), nhưng họ cũng sẽ tạo thành một loại thành phần ưu tú tạm thời, vì chính họ – không phải phần còn lại của chúng ta- cuối cùng sẽ quyết định cho vấn đề.
Landemore thấy loại hệ thống này vượt trội hơn nhiều so với hệ thống bị chi phối bởi các chính trị gia đầy quyền lực, hầu như những người luôn đến từ các tầng lớp kinh tế xã hội cao hơn và có phản ứng nhiều nhất. Lý tưởng của bà là để mọi người đại diện cho người khác và sau đó đến lượt họ được đại diện, một trích đoạn trong quan niệm của Aristotle rằng dấu hiệu của một hội đoàn chính trị thích hợp đang thay phiên nhau cai trị và bị trị.
Cuối cùng, Landemore tin rằng vấn đề làm cho các nền dân chủ ngày nay bịnh hoạn là một đặc tính của hệ thống, không phải là một lỗi. Vấn đề thực sự không phải là toàn cầu hóa, các cuộc chiến văn hóa do phương tiện truyền thông đưa đẩy, hoặc bất kỳ lời giải thích nào khác, mà là sự khôn ngoan thông thường hiện tại đưa ra. Đó là có một sai sót về thiết kế trong bất kỳ hệ thống dân chủ bầu cử nào dựa trên sự cạnh tranh của đảng phái. Những sắp xếp như vậy là có cố ý thuộc giới tinh hoa; có nghĩa là, để giữ cho người dân ra ngoài – thậm chí theo nghĩa đen (Landemore lưu ý rằng các tòa nhà quốc hội được cho là trông đáng sợ).
Hơn nữa, Landemore tin rằng các cuộc bầu cử tạo ra sự bất bình đẳng như là một vấn đề tất nhiên, bởi vì chúng được phân biệt đối xử một cách tất yếu. Cử tri cho rằng một số ứng cử viên tốt hơn những ứng cử viên khác, thường dựa trên các tiêu chí không liên quan đến bất kỳ khả năng nào để hỗ trợ cho công ích, ví dụ như sức thu hút hoặc giàu có. Trong hệ thống này, các đảng chính trị đóng vai trò là người gác cổng cho tiến trình chính trị, củng cố sự loại trừ, và như thể, tất cả những điều này không đủ tồi tệ tạo ra các đầu sỏ chính trị nội bộ (một cáo buộc lâu đời như chính các đảng chính trị).
Sự phản đối rõ ràng đối với „nền dân chủ khai phóng“ của Landemore dường như là không thực tế. Nhưng bà sẽ chỉ ra rất nhiều ví dụ về các công dân được lựa chọn theo ngẫu nhiên đang cân nhắc những cách hiệu quả. Các nghiên cứu các trường hợp gần đây bao gồm các hội đồng công dân đưa ra quyết định về hôn nhân đồng giới và phá thai ở Ireland; tiến trình lập ra „có nguồn gốc cộng đồng“ ở Iceland (mặc dù các chính trị gia chuyên nghiệp cuối cùng đã chấm dứt điều này); quy định về xe trượt tuyết ở Phần Lan (không phải là một vấn đề tầm thường, như những người đã trải qua mùa đông Phần Lan biết); và gần đây nhất là Công ước Công dân Pháp về Khí hậu đã kết thúc các cuộc thảo luận vào cuối tháng 6 năm 2020 với 149 đề xuất chuyển sang nền kinh tế carbon thấp.
Một sự phản đối tinh tế hơn là các cơ quan thảo luận như vậy cũng có thể ủng hộ những người có đặc quyền, hoặc bởi vì những người cảm thấy không đủ tiêu chuẩn sẽ bỏ phiếu trắng hoặc vì những người tham gia có học thức và hùng hồn hơn sẽ áp đảo cuộc tranh luận. Landemore thừa nhận rằng trong các việc thực tập tại Iceland và Phần Lan, mà bà đã quan sát trực tiếp, những người đàn ông có học thức đóng một vai trò nổi bật đặc biệt. Nhưng bà đưa ra biện pháp khắc phục của „các nhóm thiểu số nhỏ chọn lọc kỷ, dễ bị tổn thương“, với giả định rằng khi nhóm này „được trợ giúp cẩn thận“ sẽ ít có khả năng trở thành tự do hành động cho một bản ngã to tát (thường là nam giới).
Đề xuất của Landemore có thế mạnh là coi trọng sự bình đẳng một cách nghiêm túc hơn nhiều so với những đóng góp thông thường khác cho những gì các nhà phê bình có thể gọi là „ngành công nghiệp bảo vệ cho dân chủ „. Tất cả quá thường xuyên, những việc bảo vệ này cuối cùng cung cấp sự đảm bảo rỗng tuếch rằng mọi thứ sẽ ổn miễn là Trumps của thế giới có thể không gây tác hại. Mặc dù lựa chọn rút số không đảm bảo sự bình đẳng về ảnh hưởng (vì kỹ năng hùng biện sẽ luôn có lợi thế tự nhiên), nhưng nó mang lại cho tất cả công dân cơ hội bình đẳng để được chọn tham gia.
Đúng vậy, cơ hội hối lộ và tham nhũng sẽ không bị loại bỏ hoàn toàn, bởi vì những người may mắn được chọn vẫn có thể được hứa hẹn „công việc“ sinh lợi sau – và tùy thuộc vào – dịch vụ của họ (chỉ cần nghĩ về các địa vị ngồi nhà mát ăn bát vàng mà đảng Tea Party thường đạt được). Tuy nhiên, một chế độ rút số sẽ là một bước tiến từ các hệ thống xoay cửa ngày nay, trong đó các chính trị gia và nhà vận động hành lang thay nhau trao đổi các chức vụ.
Việc khó và các khiếm khuyết
Nhưng trong khi Landemore có những lập luận thuyết phục cho tính khả thi trong đề xuất của mình, cũng có những phản đối nguyên tắc quen thuộc đối với vấn đề mà Landemore không hoàn toàn đề cập. Để bắt đầu, hệ thống của Landemore hứa hẹn sự dung nạp và cởi mở, nhưng cuối cùng nó loại trừ tất cả những người chưa được chọn trong tiến trình lựa chọn ngẫu nhiên. Ở các nước lớn, nhiều người sẽ không bao giờ có được lượt tới phiên mình (thực sự, phục vụ sẽ xem như tương đương với việc trúng số).
Ít rõ ràng hơn, một chế độ rút số có thể không hoàn thành một trong những chức năng mà các cuộc bầu cử phục vụ một cách đáng tin cậy: giải quyết an hòa các xung đột thông qua việc kiểm phiếu. Nếu người ta chấp nhận lập luận của những người theo chủ nghĩa hiện thực chính trị rằng về cơ bản, các cuộc bầu cử luôn được tiến hành trong bóng tối của cuộc tranh chầp nội bộ, quá trình kiểm phiếu để chứng minh sức mạnh tương đối của mỗi đảng có tranh chấp.
Nếu điểm này có vẻ trừu tượng, hãy xem xét các sự kiện của mùa đông vừa qua. Cuộc tấn công vào thủ đô của Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 1 là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc những người thua cử chấp nhận rằng họ bị áp đảo. Sự công nhận đó cho họ một lý do để không tham gia vào cuộc nội chiến. Vì sẽ có một cuộc bầu cử khác trong một khung thời gian nhất định, có một động lực để mọi người tiếp tục làm việc trong hệ thống chính trị: luôn có hy vọng rằng họ có thể tăng số phiếu của họ trong lần bầu sau.
Những kẻ thất cử trong một cuộc rút số phải thực sự làm gì? Tốt nhất, họ có thể cố gắng huy động đồng bào để gây ảnh hưởng đến các hội đồng theo phân loại trong tương lai – có lẽ thông qua loại nguồn lực của đám đông mà Landemore hướng tới . Nhưng nếu thuyết phục đại chúng trở thành một thực tế phổ biến, sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi hệ thống phát sinh các nhóm có tổ chức, có nghĩa là, cho các đảng chính trị.
Landemore là một nhà tư tưởng quá tinh vi để cho rằng tất cả các thách thức chính trị đều có một câu trả lời hợp lý duy nhất mà cuối cùng có thể khám phá được với đầy đủ cân nhắc. Tuy nhiên, giống như những người ủng hộ nền dân chủ thảo luận khác (và đặc biệt là theo cách rút số), Landemore dường như có một sự nghi ngờ tiềm ẩn rằng xung đột chính trị và đảng phái là không hợp lý, hoặc ít nhất là các hiện tượng bất hợp pháp mơ hồ.
Rõ ràng, các đảng chính trị có rất nhiều lỗi của riêng họ. Nhưng nếu muốn thay thế chúng, người ta phải giải thích các chức năng tiêu chuẩn khác của chúng sẽ được thực hiện như thế nào. Trong số các vai trò quan trọng của các đảng có tổ chức là cấu trúc các cuộc xung đột chính trị (cung cấp những gì nhà lý luận xã hội pháp Pierre Bourdieu gọi là „tầm nhìn về sự chia rẽ“); tổng hợp lợi ích; và cung cấp cho các cá nhân các tín hiệu về cách định vị bản thân về mặt chính trị trong trường hợp không nghiên cứu cẩn trọng mọi vấn đề do chính sách phát sinh.
Đối với uy tín của mình, Landemore đủ tự phê để nhận ra những vấn đề này. Landemore nhìn thấy sự nguy hiểm của việc tạo ra giới tinh hoa mới (mặc dù tạm thời), và không loại trừ sự tái xuất hiện của các đảng chính trị thuộc một số loại. Để tạo nên các cơ chế tư vấn bổ sung, Landemore cho các cuộc trưng cầu dân ý và sáng kiến của người dân là những biện pháp chuẩn mực cho người thất cừ, khi họ cho các thể chế rút số đã có một quyết định sai lầm cơ bản.
Trong mọi trường hợp, người ta không cần phải đi xa đến mức bãi bỏ các cuộc bầu cử để thấy rằng các phòng theo phân loại có thể đóng một vai trò hữu ích trong các tình huống mà các vấn đề đạo đức đầy khó khăn cần được tranh luận (như trong quyết định phá thai của Ireland), hoặc nơi các bên xung đột cần lập ra các điều khoản cạnh tranh. Điều đó có thể áp dụng cho hình dạng của các khu vực bầu cử, tiền lương cho các nhà lập pháp, quy mô tổng thể của quốc hội hoặc bất kỳ vấn đề nào khác mà các chính trị gia chuyên nghiệp có xung đột lợi ích. (Trên thực tế, chính phủ Đức sẽ được hưởng lợi từ hệ thống này, đã không tìm ra một kế hoạch thỏa đáng về cách cắt giảm ghế trong Quốc hội khỏi, hiện nay là quốc hội dân chủ lớn nhất thế giới.)

Tất cả đều là chính trị
Bất cứ mối quan tâm nào người ta có thể nêu ra về các giải pháp được Landemore đề xuất, chắc chắn một điều là đã xác định được một vấn đề thực sự. Armin Schäfer và Michael Zürn, hai nhà khoa học chính trị Đức nổi tiếng xác nhận như vậy khi soi sáng trong một công trình nghiên cứu của họ.
Trong tác phẩm The Democratic Regression, họ cũng chê trách về sự „thiếu cởi mở“ trong các thể chế chính trị dân chủ ngày nay. Nhưng họ coi đây ít hơn là một lỗ hổng trong thiết kế trong các hệ thống dựa trên bầu cử, và nhiều hơn nữa là, kết quả của những phát triển chính trị cụ thể trong những thập kỷ gần đây.
Schäfer và Zürn lập luận rằng, những lý do cho „chủ nghĩa dân túy độc tài“ hồi sinh ngày nay rõ ràng là có đặc điểm chính trị, không phải chủ yếu là „kinh tế“ hoặc „văn hóa“, như các quan điểm thông thường hay nói đến.
Củng cố cho chẩn đoán của Landemore, họ cho thấy rằng, các quốc hội đã trở nên ít đáp ứng với các ưu tiên chính trị của các công dân ít khá giả hơn. Trong nhiều nền dân chủ, bản đồng ca chính trị hát với giọng điệu thuộc tầng lớp thượng lưu và được chi trả bởi những người giàu nhất.
Đứng trước thực tế là các nghị sĩ dường như là loại người rất khác so với đại đa số cử tri, không có gì lạ khi niềm tin nơi quốc hội đã giảm đi nhanh chóng. Ý thức của công dân là họ không thực sự được đại diện, đó là một thực tế càng minh chứng khi nhiều quyết định bị hoàn toàn lấy đi khỏi các quốc hội. Như Schäfer và Zürn cho thấy, vai trò của cái gọi là các định chế không theo đa số đã tăng lên rất nhiều trong những thập kỷ gần đây. Ví dụ, từ năm 1990 đến năm 2008, các ngân hàng trung ương đã giành được quyền tự trị lớn hơn ở 84 quốc gia.
Sự tách biệt này của các người quyết định thuộc giới ưu tú làm sai lệch kết quả chính trị theo một chiều hướng cụ thể. Theo Schäfer và Zürn, các định chế không theo đa số thể hiện một „sự thiên vị quốc tế“, thúc đẩy các quy tắc quốc tế, thị trường mở và quyền cá nhân. Kết quả là, các định chế có xu hướng tăng cường một mặt trong những gì các tác giả coi là một cuộc xung đột ngày càng quan trọng trong các nền dân chủ tự do giữa „chủ nghĩa quốc tế“ và „chủ nghĩa cộng đồng“.
Schäfer và Zürn chọn các thuật ngữ này một cách có ý thức để tránh bất kỳ sự bất đối xứng quy phạm nào trong phân tích. Họ lưu ý rằng không có gì sai khi công dân coi trọng quốc gia như một cộng đồng chính trị và phản đối biên giới quá lỏng lẻo. Vấn đề nảy sinh khi cộng đồng không cảm thấy được đại diện đúng cách trong quốc hội hoặc các định chế không theo đa số (theo Schäfer và Zürn, các thể chế này bị chi phối bởi „những người theo chủ nghĩa toàn cầu tự do“). Chính trong những trường hợp này, họ sẽ chuyển sang „chủ nghĩa dân túy độc đoán“ như một hình thức phản đối.
Schäfer và Zürn định nghĩa chủ nghĩa dân túy độc tài là một tập hợp các quan điểm chính trị thực chất bao gồm chủ nghĩa dân tộc, không tin nơi các thủ tục dân chủ phức tạp và mong muốn tương ứng để thực hiện ý chí của đa số, được hiểu một cách hiệu quả là một dân tộc đồng nhất (người dân), càng trực tiếp càng tốt. Nhưng khi đưa ra mô tả này, họ không hoàn toàn giải thích tại sao các ưu tiên theo tinh thần cộng đồng đã có một chuyển hướng chống dân chủ. Có lẽ đó là những người theo chủ nghĩa dân túy độc đoán không chỉ là những người theo tinh thần cộng đồng, họ đang cố gắng tạo tiếng nói cho những người được cho là không có tiếng nói, mà đúng hơn, đó là các nhà hoạt động chính trị không lành mạnh, họ là những người tìm cách làm phân hoá thêm sự chia rẽ bằng cách gợi ý cho người dân là đất nước của họ đang bị tướt đoạt – một loại thách thức sống còn mà nó có thể biện minh cho việc phá vỡ các chuẩn mực dân chủ.
Schäfer và Zürn đưa ra bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ – bao gồm nhiều số liệu thống kê – để theo dõi một xu hướng lớn hơn đã ít đề cập trong các cuộc thảo luận hiện nay về những hỗn loạn của nền dân chủ: khuôn khổ để ra quyết định chính trị ở cấp quốc gia đang bị thu hẹp.
Tuy nhiên, khi đề xuất các giải pháp, cuốn sách của họ ít thuyết phục hơn. Họ kêu gọi chống lại „sự cám dỗ của kỹ thuật“, tin tưởng công dân nhiều hơn, giảm bớt tình trạng bất bình đẳng, cải thiện giáo dục công dân và sự hiểu biết của công chúng về „sự phức tạp“, và đòi lại một số quyền kiểm soát đối với các định chế không thuộc về đa số. Nhưng họ không thực sự giải thích làm thế nào những đề xuất có ý nghĩa này sẽ được thực hiện.
Những đề xuất cụ thể nhất của Schäfer và Zürn tương tự như của Landemore. Họ ủng hộ việc lựa chọn công dân theo rút số để đưa ra chính sách, nhấn mạnh rằng trừ khi các hội đồng như vậy có quyền ra quyết định, các hội đồng sẽ bị loại bỏ những hình thức chính trị không hiệu qủa. Schäfer và Zürn cũng lưu ý rằng, vai trò của các chuyên gia trong việc tư vấn cho các cơ quan như vậy không thể lớn đến mức nó làm thay đổi hoàn toàn kết quả mà những người tham gia ban đầu thích. Như Landemore nói (mượn một câu ngạn ngữ cũ), các chuyên gia nên có thể giúp ngay khi cần đến, nhưng không phải đứng đầu.

Thực hiện bình đẳng một cách nghiêm túc
Không giống như Landemore, Schäfer và Zürn, nhà kinh tế học người Pháp Julia Cagé ít kiên nhẫn đối với chế độ xổ số. Bà lập luận rằng bằng cách loại trừ quá nhiều người có thể mong muốn tham gia, các kế hoạch như vậy không chỉ có nguy cơ làm tổn hại đến lợi ích của mọi người; họ cũng có thể từ chối công dân những gì Hannah Arendt gọi là „hạnh phúc chung“.
Quan điểm của Cagé về sự tham gia dân chủ nghe có vẻ quá lý tưởng (người ta nhắc nhở về câu châm biếm của Oscar Wilde rằng vấn đề với chủ nghĩa xã hội là phải mất quá nhiều thì giờ).
Tuy nhiên, Cagé hỗ trợ mạnh mẽ cho lập luận rằng, chính chế độ xổ số có thể xuất hiện tinh hoa một cách kỳ lạ. Nhìn thấy thành qủa trong một quảng đường dài trong nền dân chủ đại nghị để lại như chúng ta đã biết, Cagé muốn nhiều hơn là chúng ta gắn bó với các đảng chính trị và tập trung nỗ lực của chúng ta vào việc nhận ra tiềm năng đầy đủ của quyền đầu phiếu phổ thông.
Do đó, Cagé mở đầu bài tiểu luận đầy đam mê, tranh luận và cuối cùng là lạc quan của mình với quan sát rằng dân chủ không tồn tại và vẫn sẽ cần phải được phát minh.
Nhưng người ta làm điều đó thế nào? Giống như Landemore, Cagé kêu gọi chúng ta thực hiện tinh thần bình đẳng chính trị một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên, đối với Cagé, điều đó có nghĩa là không từ bỏ lời hứa cho mọi người một tiếng nói tự do và bình đẳng trong việc ra quyết định. Để đạt cứu cánh, Cagé mang một loạt các đề xuất hấp dẫn về cách điều chỉnh cho thuận lợi hơn các định chế hiện hành
Ví dụ, Cagé đề xuất một cải cách cơ bản về tài chính cho chiến dịch tranh cử. Cagé lập luận, các đảng chính trị không xa người dân về bản chất. Thay vào đó, các đảng được thực hiện theo bằng cách phụ thuộc quá nhiều vào các nhà tài trợ giàu có, những người phải đối mặt với quá ít hạn chế và quá ít cạnh tranh. Ở Pháp, các khoản đóng góp chính trị thậm chí còn được khấu trừ thuế, tạo ra một tình huống sai lầm, trong đó người nghèo cuối cùng trợ cấp cho các ưu tiên chính trị của người giàu.
Dựa theo các ý tưởng từ các tác giả như Bruce Ackerman, lỳ thuyết gia luật học, và Ro Khanna, Dân biểu đảng Dân chủ ở Mỹ, Cagé muốn có một hệ thống mà trong đó tất cả công dân nhận được một „chứng từ bình đẳng dân chủ“ được tài trợ công khai để chi ủng hộ cho một ứng cử viên hoặc đảng mà họ lựa chọn. Nhưng Cagé thậm chí còn đi xa hơn khi đề xuất một „chứng từ cho sinh hoạt hội đoàn“ có thể được sử dụng để hỗ trợ các tổ chức truyền thông chuyên nghiệp (trong đó công dân bình thường cũng có thể trở thành cổ đông) hoặc các nhóm xã hội dân sự.
Trong số những thứ khác, công cụ này sẽ giúp giảm quyền lực của các nhà từ thiện, những người có thể chọn các dự án mà mình ưu tiên để đổi lấy các khoản khấu trừ thuế. Hơn nữa, quyên góp qua một chứng từ không mất quá nhiều thời gian, trong khi tham gia vào cuộc thảo luận về một cuộc rút số chắc chắn là có. Hãy nhớ rằng, những người ít khá giả không chỉ thiếu tiền mặt mà còn thiếu thời gian
Ngoài việc đưa việc tài trợ cho các thể chế cơ bản của nền dân chủ trở lại trong tay người dân, Cagé muốn đảm bảo nhiều tiếng nói bình đẳng hơn cho các nhóm nói chung không được đại diện. Cagé bị tai tiếng bởi thực tế là những người thuộc tầng lớp lao động chỉ chiếm 5% thành viên Quốc hội Anh và chỉ có 3% đại biểu trong Quốc hội Pháp. Để sửa chữa cho sự mất cân bằng này, Cagé đề nghị một „Quốc hội hỗn hợp“, trong đó sự bình đẳng giới tính và giai cấp được đảm bảo.
Cagé chứng minh rằng dân chủ không chỉ cần phải cân nhắc nhiều hơn (một mục tiêu dường như được chia sẻ bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã kêu gọi một „Nền Cộng hòa thảo luận thường trực“). Nó cũng cần phải mô tả nhiều hơn về mặt phản ánh các bộ phận khác nhau của xã hội. Đại diện thực sự của các bản sắc kinh tế xã hội khác nhau, đặc biệt gửi một tín hiệu cho rằng hệ thống thực sự mở rộng cho người lao động và ít học.
Tuyên ngôn của Cagé về „tái cấu trúc nền dân chủ“ là một kho tàng về những đổi mới thể chế. Các đề xuất của Cagé không phải lúc nào cũng đi kèm với đủ chi tiết, và một số trong số chúng xứng đáng với sự biện minh triết học hơn Cagé đưa ra cho họ (ví dụ, nền dân chủ mô tả không phải là một lý tưởng rõ ràng).
Nhưng, nhìn chung, cuốn sách của Cagé, giống như Landemore, có hiệu quả trong việc định hướng lại người đọc khỏi các giải pháp ngắn hạn được bán bởi những gì gọi là sự sụp đổ của nền dân chủ. Nếu chúng ta nghiêm túc về việc tham gia vào các mối đe dọa ngày nay đối với nền dân chủ, những nỗ lực như vậy để suy nghĩ lại những điều cơ bản về chính trị là không thể thiếu.
***
Jan-Werner Müller, Giáo sư Chính trị học, Đại học Princeton, tác giả sách mới nhất Democracy Rules (Farrar, Straus and Giroux, 2021).
Ein Gedanke zu “Đằng sau „cuộc khủng hoảng dân chủ“ là gì?”