Henry Kissinger, Eric Schmidt, Daniel Huttenlocher
Đỗ Kim Thêm dịch

Kiểm soát vũ khí
Trong khi biện pháp răn đe tìm cách ngăn chặn chiến tranh hạt nhân bằng cách đe dọa nó, kiểm soát vũ khí nhằm ngăn chặn chiến tranh hạt nhân thông qua việc giới hạn hoặc thậm chí bãi bỏ ngay cả các vũ khí (hoặc các loại vũ khí). Cách này được kết hợp với việc không phổ biến vũ khí hạt nhân: khái niệm được củng cố bởi một loạt khởi thảo các loại hiệp ước, các biện pháp bảo vệ kỹ thuật, và các cơ chế quản lý và kiểm soát khác, các vũ khí hạt nhân và kiến thức và công nghệ hỗ trợ xây dựng chúng nên được ngăn chặn sự lan rộng ra ngoài các quốc gia đã sở hữu chúng. Cả các biện pháp kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân đều không được thử nghiệm ở quy mô như vậy đối với bất kỳ công nghệ các vũ khí nào trước đây. Cho đến nay, cả hai chiến lược đều không thành công hoàn toàn. Cũng không có chiến lược nào được theo đuổi một cách nghiêm túc cho các loại vũ khí quy mô mới, không gian mạng và thông minh nhân tạo, mà nó đã được phát minh trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, khi những loại mới du nhập vào các đấu trường hạt nhân, không gian mạng và thông minh nhân tạo tăng gia, kỷ nguyên kiểm soát vũ khí vẫn giữ những bài học đáng được xem xét.
Sau cuộc suýt xung đột về hạt nhân trong cuộc khủng hoảng hoả tiển ở Cuba (vào tháng 10 năm 1962), hai siêu cường lúc đó, Hoa Kỳ và Liên Xô, đã tìm cách hạn chế cạnh tranh hạt nhân thông qua ngoại giao. Ngay cả khi công xưởng vũ khí của họ phát triển, và kho vũ khí của Trung Quốc, Anh và Pháp đã bước vào việc tính toán răn đe, Washington và Moscow đã cho phép các nhà đàm phán của họ tham gia vào cuộc đối thoại về kiểm soát vũ khí mang nhiều thực chất hơn. Một cách thận trọng, họ đã thử nghiệm các giới hạn về số lượng vũ khí hạt nhân và khả năng mà nó có thể tương thích với việc duy trì tình trạng quân bình chiến lược. Cuối cùng, hai bên đã đồng ý hạn chế không chỉ cho các kho vũ khí tấn công của họ mà còn cho khả năng phòng thủ- theo sự nghịch lý của việc răn đe, trong đó tình trạng dễ bị tổn thương được dùng để đảm bảo cho hòa bình -. Kết quả là Thỏa ước Hạn chế Vũ khí Chiến lược và Hiệp ước Chống Hoả tiển đạn đạo của những năm 1970, và cuối cùng là Hiệp ước Tài giảm Vũ khí Chiến lược (Strategic Arms Reduction Treaty, START) năm 1991 ra đời. Trong mọi trường hợp, mức giới hạn tối đa cho các vũ khí tấn công đã bảo vệ khả năng tiêu diệt của các siêu cường – và do đó có lẽ để ngăn chặn – lẫn nhau trong khi đồng thời làm suy yếu các cuộc chạy đua vũ trang lấy cảm hứng từ các chiến lược răn đe.
Mặc dù họ vẫn là các đối thủ và tiếp tục tranh giành lợi thế chiến lược, Washington và Moscow đều đạt được một biện pháp chắc chắn trong tính toán của họ thông qua các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí. Bằng cách giáo dục lẫn nhau về khả năng chiến lược và đồng ý về một số giới hạn cơ bản và cơ chế xác minh nhất định, cả hai đều tìm cách giải quyết nỗi sợ hãi rằng đối phương sẽ đột nhiên chiếm được lợi thế trong một loại vũ khí hạt nhân để tấn công trước.
Những sáng kiến này cuối cùng đã vượt ra ngoài mục tiêu tự kiềm chế để tích cực không khuyến khích việc phổ biến hơn nữa. Hoa Kỳ và Nga, vào giữa những năm 1960, bắt nguồn từ một chế độ cam kết đa diện, đa cơ chế nhằm cấm tất cả trừ các quốc gia có hạt nhân trước tiên mua hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân – để đổi lấy các cam kết giúp các quốc gia khác khai thác công nghệ hạt nhân cho năng lượng tái tạo. Những kết quả như vậy đạt được dễ dàng là do một cảm tưởng chung đặc biệt về các vũ khí hạt nhân – trong chính trị, văn hóa và trong mối quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo trong thời Chiến tranh Lạnh – họ nhận ra rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa các cường quốc sẽ liên quan đến các quyết định không thể đảo ngược và rủi ro duy nhất cho những người chiến thắng, bị đánh bại và cũng như những người ngoài cuộc.
Các vũ khí hạt nhân đã thể hiện cho các nhà hoạch định chính sách với hai bí ẩn liên quan dai dẳng: làm thế nào để xác định tính ưu thế và hạn chế tình trạng thất thế. Trong thời đại mà hai siêu cường sở hữu đủ các vũ khí để tiêu diệt thế giới trong nhiều lần, thì tính ưu thế có ý nghĩa là gì? Một khi một công xưởng vũ khí đã được xây dựng và triển khai trong một cách có thể còn tồn tại đáng tin, mối liên hệ giữa việc mua các vũ khí bổ sung, những lợi thế nhận được và các mục tiêu phục vụ trở nên mù mờ. Đồng thời, một số ít các quốc gia đã có được công xưởng vũ khí hạt nhân khiêm tốn của riêng họ, họ tính toán rằng họ chỉ cần một kho vũ khí đủ để gây ra sự tàn phá – không đạt được chiến thắng – để ngăn chặn các cuộc tấn công.
Việc không sử dụng hạt nhân không phải là một thành tựu vĩnh viễn một cách cố hữu. Đó là một điều kiện phải được bảo đảm bởi mỗi thế hệ lãnh đạo kế tiếp điều chỉnh việc triển khai và khả năng của vũ khí hủy diệt nhất của họ thành một công nghệ phát triển với tốc độ chưa từng có trước đây. Điều này sẽ trở nên đặc biệt thách thức khi những người mới tham gia với các học thuyết chiến lược khác nhau và thái độ khác nhau đối với việc cố tình gây thương vong cho dân thường tìm cách phát triển khả năng hạt nhân và khi các cân bằng răn đe ngày càng trở nên lan tỏa và bất trắc. Trong thế giới của những nghịch lý chiến lược chưa được giải quyết, các khả năng mới và sự phức tạp liên hệ đang thành hình.
Đầu tiên là xung đột trong không gian mạng, đã gia tăng các tình trạng tổn thương cũng như mở rộng lĩnh vực các cuộc thử thách về chiến lược và nhiều sự chọn lựa khả dụng cho người tham gia. Thứ hai là thông minh nhân tạo, có khả năng thay đổi chiến lược vũ khí thông thường, hạt nhân và không gian mạng. Sự xuất hiện của công nghệ mới đã làm phức tạp thêm các tình huống khó xử của vũ khí hạt nhân.
Xung đột trong thời đại kỷ thuật số
Trong suốt lịch sử, ảnh hưởng chính trị của một quốc gia có xu hướng được xem là có tương quan với sức mạnh quân sự và khả năng chiến lược – khả năng của quốc gia, ngay cả khi được tác động chủ yếu qua các mối lo sợ tiềm tàng, để gây hại cho các xã hội khác. Tuy nhiên, một trạng thái quân bình dựa trên tính toán sức mạnh không phải là trạng thái tĩnh hoặc tự duy trì; thay vào đó, đầu tiên nó dựa trên sự đồng thuận về các yếu tố cấu thành của quyền lực và các giới hạn hợp pháp của việc sử dụng chúng. Tương tự như vậy, duy trì trạng thái quân bình đòi hỏi những đánh giá phù hợp giữa tất cả các thành viên của hệ thống – đặc biệt là các đối thủ – về khả năng và ý định tương đối của các quốc gia cũng như hậu quả của sự xâm lược. Cuối cùng, việc duy trì trạng thái quân bình đòi hỏi một sự cân bằng thực tế và được công nhận. Khi một thành viên tham gia hệ thống tăng cường sức mạnh của mình một cách không tương xứng so với những thành viên khác, hệ thống sẽ cố điều chỉnh – thông qua việc tổ chức lực lượng đối kháng hoặc thích nghi của một thực tế mới. Khi việc tính toán của sự cân bằng trở nên bất trắc, hoặc khi các quốc gia đi đến các tính toán cơ bản khác nhau về sức mạnh tương đối, nguy cơ xung đột thông qua tính toán sai lầm đạt đến cao điểm.
Trong thời đại của chúng ta, những tính toán này đã bước vào một lĩnh vực trừu tượng mới. Sự chuyển đổi này bao gồm cái gọi là vũ khí trong không gian mạng, một loại vũ khí liên quan đến khả năng dân sự sử dụng kép để cho tình trạng vũ khí của chúng không rõ ràng. Trong một số trường hợp, tiện ích của họ trong việc sử dụng và tăng cường sức mạnh chủ yếu xuất phát từ việc người dùng không tiết lộ sự hiện diện của họ hoặc thừa nhận đầy đủ các khả năng của họ. Theo truyền thống, các bên tham gia trong một cuộc xung đột không gặp khó khăn khi nhận ra rằng một cuộc đụng độ đã xảy ra, hoặc nhận ra ai là hiếu chiến. Các đối thủ đã tính toán khả năng của các đối phương và đánh giá tốc độ mà các công xưởng vũ khí của họ có thể được triển khai. Không có một trong các sự thật truyền thống nào áp dụng được trực tiếp cho lĩnh vực không gian mạng.
Các loại vũ khí thông thường và hạt nhân hiện đang có trong không gian vật lý, nơi mà việc triển khai chúng có thể được nhận thức được và khả năng của chúng ít nhất được tính toán một cách khái quát. Ngược lại, vũ khí mạng có được một phần quan trọng trong tiện ích của chúng do từ sự mù mịt của chúng; tiết lộ chúng có thể làm suy giảm hiệu quả một số khả năng. Sự xâm nhập của các loại này khai thác các sơ hở chưa được tiết lộ trước đây trong phần mềm, có quyền truy cập vào mạng hoặc hệ thống mà không có sự cho phép hoặc kiến thức của người dùng được ủy quyền. Trong tình huống bất ngờ của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân phối (DDoS) (như trên các hệ thống truyền thông), một loạt các yêu cầu thông tin dường như hợp lệ có thể được sử dụng để áp đảo các hệ thống và làm cho chúng không có thể được sử dụng theo như mục đích đề ra. Trong những trường hợp như vậy, các nguồn thực sự của cuộc tấn công có thể bị che giấu, gây khó khăn hoặc không thể xác định (ít nhất là trong thời điểm này) ai đang tấn công. Ngay cả một trong những thí dụ phá hoại công nghiệp nổi tiếng nhất do mạng tạo ra – sự gián đoạn Stuxnet của sản xuất các máy tính điều khiển được sử dụng trong các nỗ lực hạt nhân của Iran – cũng chưa được bất kỳ chính phủ nào chính thức thừa nhận.
Các vũ khí thông thường và hạt nhân có thể nhắm mục tiêu với độ chính xác tương đối, và các mệnh lệnh về đạo đức và pháp lý đề ra rằng nhắm mục tiêu vào các lực lượng quân sự và các cơ sở. Các vũ khí mạng có thể ảnh hưởng đến các hệ thống máy tính và thông tin liên lạc một cách rộng rãi, thường tấn công các hệ thống dân sự với lực lượng đặc biệt. Các vũ khí mạng cũng có thể được các tác nhân khác điều chỉnh, sửa đổi và tái triển khai cho các mục đích khác. Ở một số khía cạnh nhất định, điều này làm cho vũ khí mạng giống như các vũ khí sinh học và hóa học, có tác dụng có thể lan truyền theo những cách không chủ ý và không rõ. Trong nhiều trường hợp, chúng ảnh hưởng đến các vùng rộng lớn của xã hội, không chỉ là các mục tiêu cụ thể trên chiến trường.
Các thuộc tính tạo cho tiện ích của các vũ khí mạng làm cho khái niệm kiểm soát vũ khí mạng khó được khái niệm hóa hoặc theo đuổi. Các nhà đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân đã có thể tiết lộ hoặc mô tả một lớp đầu đạn mà không phủ nhận chức năng của vũ khí đó. Các nhà đàm phán kiểm soát vũ khí trong không gian mạng (họ chưa thành hình) sẽ cần phải giải quyết nghịch lý là thảo luận về khả năng của vũ khí mạng có thể là một và giống nhau với việc thu tóm (cho phép đối thủ xoa dịu tình trạng bị tổn thương) hoặc sự phổ biến nó (cho phép đối thủ sao chép mã số hoặc phương pháp xâm nhập).
Những thách thức này trở nên phức tạp hơn bởi tình trạng mơ hồ xung quanh các thuật ngữ và khái niệm quan trọng trong không gian mạng. Các hình thức được các nhà quan sát khác nhau trong các bối cảnh khác nhau gọi là xâm nhập vào trong các mạng lưới, tuyên truyền trên mạng và binh pháp thông tin để thu thập tin tức có thể đồng nghĩa với thu thập tin tức tình bào truyền thống, trong một tầm vóc mới trong tuyên truyền trực tuyến và binh pháp thông tin khác nhau được gọi, „chiến tranh trên mạng“, „tấn công trên mạng“ và trong một số lời bình luận „một hành động chiến tranh“. Nhưng từ vựng này không ổn định và đôi khi được sử dụng không nhất quán. Một số hoạt động, chẳng hạn như xâm nhập vào trong mạng lưới để thu thập thông tin, có thể tương tự như thu thập thông tin tình báo theo truyền thống – mặc dù ở các mức quy mô mới. Các cuộc tấn công khác – chẳng hạn như các chiến dịch can thiệp bầu cử trên phương tiện truyền thông xã hội do Nga và các cường quốc khác thực hiện – là một loại tuyên truyền số hóa, thông tin sai lệch và can thiệp chính trị với phạm vi và tác động lớn hơn so với các thời kỳ trước. Chúng được thực hiện bởi sự mở rộng của công nghệ kỹ thuật số và các nền tảng mạng mà các chiến dịch này mở ra. Tuy nhiên, các hành động trên không gian mạng khác có khả năng gây ra các tác động vật lý giống như những hành động phải chịu đựng trong các cuộc thù địch truyền thống. Tình trạng bất trắc về bản chất, phạm vi hoặc quy kết của một hành động trên không gian mạng có thể khiến các yếu tố dường như cơ bản trở thành một vấn đề tranh luận – chẳng hạn như liệu một cuộc xung đột đã bắt đầu, với ai hoặc những gì xung đột tham gia, và cuộc xung đột leo thang giữa các bên có thể ở mức nào. Theo nghĩa đó, các nước lớn hiện đang tham gia vào một loại xung đột mạng, mặc dù một cuộc xung đột không có bản chất hoặc phạm vi dễ xác định.
Một nghịch lý chủ yếu của thời đại kỹ thuật số của chúng ta là năng lực kỹ thuật số của xã hội càng lớn, nó càng trở nên dễ bị tổn thương. Các máy tính, hệ thống truyền thông, thị trường tài chính, lưới điện (và các hệ thống chỉ huy và kiểm soát kỹ thuật số mà họ phụ thuộc vào) – thậm chí cả cơ chế của chính trị dân chủ – liên quan đến các hệ thống, ở các mức độ khác nhau, dễ bị tổn thương do cách thao túng hoặc tấn công trên mạng. Khi các nền kinh tế tiên tiến kết hợp các hệ thống chỉ huy và kiểm soát kỹ thuật số vào trong các nhà máy điện và lưới điện, thay đổi các chương trình của chính phủ sang các máy chủ và hệ thống đám mây lớn và chuyển dữ liệu vào cuốn sổ chính bằng điện tử, tính dễ bị tổn thương của chúng đối với cuộc tấn công mạng tăng lên; các cuốn sổ này thể hiện một bộ mục tiêu phong phú hơn để một cuộc tấn công thành công có thể tàn phá môt cách đáng kể. Ngược lại, trong trường hợp gián đoạn kỹ thuật số, nhà nước công nghệ thấp, tổ chức khủng bố và thậm chí cả những kẻ tấn công cá nhân có thể đánh giá rằng họ tương đối ít có gì để mất.
Chi phí tương đối thấp của các khả năng và hoạt động trong không gian mạng, và khả năng phủ nhận tương đối mà một số hoạt động không gian mạng có thể mang lại, đã khuyến khích một số quốc gia sử dụng các tác nhân bán tự trị, không phải là chính quyền, để thực hiện các chức năng trong không gian mạng. Không giống như các nhóm bán quân sự tràn ngập vào khu vực Balkan vào trước khi Thế chiến thứ nhất, các nhóm này có thể khó kiểm soát và có thể tham gia vào các hoạt động khiêu khích mà không có lệnh trừng phạt chính thức. Kết hợp bởi những kẻ rò rỉ và phá hoại có thể vô hiệu hóa một phần đáng kể năng lực không gian mạng của một quốc gia hoặc làm xáo trộn bối cảnh chính trị trong nước (ngay cả khi các hoạt động này không làm leo thang đến mức độ xung đột có vũ trang theo truyền thống), tốc độ và sự khó tiên liệu của lĩnh vực mạng và sự đa dạng của các tác nhân mà nó chứa có thể gây thu hút cho các nhà hoạch định chính sách bước vào hành động phủ đầu để ngăn chặn một cú đánh loại trực tiếp.
Tốc độ và sự mơ hồ của lĩnh vực không gian mạng đã tạo thuận lợi cho việc vi phạm – và khuyến khích các khái niệm về „phòng thủ chủ động“ và „phòng thủ phía trước“, tìm cách phá vỡ và ngăn chặn các cuộc tấn công. Mức độ răn đe trong không gian mạng có thể phụ thuộc một phần vào những gì một người bảo vệ nhằm mục đích răn đe và thành công được đo lường bằng cách nào. Các cuộc tấn công hiệu quả nhất thường là những cuộc tấn công xảy ra (thường không có sự công nhận tức thời hoặc thừa nhận chính thức) dưới ngưỡng của các định nghĩa truyền thống về xung đột có vũ trang. Không có tác nhân quan trọng nào trên mạng, chính phủ hay phi chính phủ, đã tiết lộ toàn bộ khả năng hoặc hoạt động của mình – thậm chí không ngăn chặn hành động của người khác. Chiến lược và học thuyết đang phát triển một cách không chắc chắn trong một lĩnh vực mờ mịt, ngay cả khi các khả năng mới đang nổi lên. Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một biên giới chiến lược, nó đòi hỏi phải thăm dò có hệ thống, sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và ngành công nghiệp để đảm bảo khả năng an ninh cạnh tranh, và – kịp thời, và với các biện pháp bảo vệ thích hợp – thảo luận giữa các cường quốc liên quan đến các giới hạn.
(còn tiếp)