Michael Spence. Joseph E. Stiglitz, Jayati Ghosh
Đỗ Kim Thêm dịch

Lời người dịch: Các tác giả lạc quan rằng khi dân chúng khắp nơi có thể được tiêm chủng một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả sẽ cứu hàng triệu người khỏi nhập viện và tử vong. Sáng kiến Covax Quốc tế giúp tiêm chủng cho các nước nghèo hy vọng sẽ vận hành hữu hiệu.
Các tác già chưa nhận ra các biến chuyền mới nhất làm cho Sáng kiến Covax Quốc tế đang gặp khó khăn hơn. Nguyên nhân chính là làn sóng nhiễm trùng mới ở châu Âu và Ấn Độ đang biến động mạnh, báo động nguy cơ tính mạng cho giới người trẻ đang lên cao, dân chúng nghi ngờ về tác dụng của Astrazeneca trong việc chế biến. Các báo cáo về tác dụng phụ hiếm gặp trong vắc-xin này như cục máu đông trong bộ óc đã làm lung lay niềm tin ở nhiều nước châu Âu; một hội đồng độc lập ở Mỹ đã đặt vấn đề về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy là việc nhập cảng thuốc chủng cho các nuớc trong châu Âu còn gặp nhiều trở ngại, nên chương trình phân phối thuốc cho tiêm chủng theo nguyên tắc công bình gây nhiều phản ứng.
Dĩ nhiên, còn nhiều chuyển biền khác trong việc theo dỏi cách điều trị và hồi phục cho bệnh nhân. Việc tái khồi động cho nền kinh tế quốc gia và quốc tế còn nhiều bất trắc.
***
Trong khi Hoa Kỳ và các nền kinh tế tiên tiến khác gấp rút tiêm phòng cho dân chúng và chuẩn bị cho sự bùng nổ sau đại dịch, các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi tiếp tục phải đấu tranh. May mắn thay, các quốc gia giàu có có thể giúp đỡ tất cả những người khác – và cho chính họ – với chi phí thấp hoặc miễn phí.
Hoa Kỳ dự kiến sẽ „chào mừng kỷ niệm độc lập“ ngày thoát khỏi đại dịch COVID-19 vào Ngày Độc lập (4 tháng 7), khi vắc xin sẽ được cung cấp cho tất cả người lớn. Nhưng đối với nhiều nước đang phát triển và các thị trường mới nổi, sự kết thúc của cuộc khủng hoảng là một chặng đường dài. Như chúng tôi đã trình bày trong một Báo cáo cho Ủy ban Chuyển đổi Kinh tế Toàn cầu (Commission on Global Economic Transformation) của Viện Tư duy Kinh tế Mới (Institute for New Economic Thinking’s, INET), sự phục hồi nhanh chóng trên toàn cầu đạt được đòi hỏi khi tất cả các quốc gia có thể tuyên bố thoát nạn khỏi vi rút.
Vì coronavirus đột biến, nó sẽ khiến mọi người gặp nguy hiểm, cho đến khi nào mà nó tiếp tục sinh sôi nảy nở ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Do đó, điều quan trọng là vắc xin, thiết bị bảo vệ cá nhân và thuốc điều trị phải được phân phối ở mọi nơi càng nhanh càng tốt. Trong chừng mực, khi những hạn chế về nguồn cung cấp hiện nay là kết quả của một chế độ sở hữu trí tuệ quốc tế được soạn thảo kém, về cơ bản, chúng là giả tạo.
Nói chung, mặc dù cải cách về sở hữu trí tuệ đã lổi thời từ lâu, nhưng điều cần thiết nhất hiện nay là đình chỉ hoặc gộp các quyền này gắn liền với các sản phẩm cần thiết để chống lại COVID-19. Nhiều quốc gia đang thỉnh cầu điều này, nhưng các hoạt động vận động áp lực của các doanh nghiệp ở các nền kinh tế tiên tiến đã phản đối, và chính phủ của họ đã không bỏ được cái nhìn thiển cận. Sự trỗi dậy của “chống đại dịch theo tinh thần dân tộc” đã bộc lộ một số khiếm khuyết trong cơ chế thương mại, đầu tư và sở hữu trí tuệ toàn cầu (vấn đề mà Ủy ban INET sẽ đề cập trong một báo cáo sau).
Các nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là Mỹ, đã hành động mạnh mẽ để phục hồi nền kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình bị tổn thương. Họ đã học được, dù chỉ trong thời gian ngắn, rằng chính sách kham khổ là vô cùng phản tác dụng trong những cuộc khủng hoảng như vậy. Tuy nhiên, hầu hết các nước đang phát triển đang phải tranh đấu để có được kinh phí để duy trì các chương trình hỗ trợ hiện có, chưa nói đến việc trang trải các chi phí bổ sung do đại dịch gây ra. Trong khi Mỹ đã chi khoảng 25% GDP để hỗ trợ cho nền kinh tế (do đó, ngăn chận rất nhiều mức độ suy thoái), các nước đang phát triển chỉ có thể chi một phần nhỏ trong số đó.
Dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tính toán của chúng tôi cho thấy là ở mức chi gần 17.000 Đô la Mỹ cho đầu người, chi tiêu của Hoa Kỳ đã cao hơn khoảng 8.000 lần so với các nước kém phát triển nhất.
Ngoài việc giải phóng sức mạnh tài chính của mình, các nước phát triển sẽ tự giúp mình và phục hồi toàn cầu bằng cách theo đuổi ba chính sách.
Đầu tiên, họ phải thúc đẩy một đợt phát hành lớn quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Rights, SDR), tài sản dự trữ toàn cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund, IMF). Trong bối cảnh vấn đề, IMF có thể phát hành ngay lập tức khoảng 650 tỷ Đô la Mỹ của SDR mà không cần xin chấp thuận của các cơ quan lập pháp thuộc các quốc gia thành viên. Và tác động mở rộng có thể được thúc đẩy đáng kể nếu các nước giàu chuyển các khoản phân bổ lớn hơn mộ cách không tương xứng của họ cho các nước đang cần tiền mặt.
Các biện pháp thứ hai cũng liên quan đến IMF, do vai trò to lớn của tổ chức này trong việc định hình các chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các quốc gia đã nhờ đến IMF để giúp đỡ các vấn đề về cán cân thanh toán. Trong một dấu hiệu đáng khích lệ, IMF đã tích cực ủng hộ việc Mỹ và Liên minh châu Âu theo đuổi các biện pháp ngân sách khổng lồ, kéo dài và thậm chí đã nhận ra nhu cầu tăng cường công chi ở các nước đang phát triển, bất chấp những điều kiện bất lợi từ bên ngoài.
Nhưng khi đề cập đến việc đặt ra các điều khoản cho vay đối với các quốc gia đang đối mặt với căng thẳng cán cân thanh toán, các biện pháp của IMF không phải lúc nào cũng phù hợp với các tuyên bố của mình. Một phân tích về các thỏa thuận chuẩn chi dự phòng gần đây và đang diễn ra của Tổ chức Oxfam International cho thấy từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2020, 81 quốc gia đàm phán với IMF 76 trong số 91 khoản vay , yêu cầu cắt giảm chi tiêu công có thể làm suy yếu các hệ thống y tế và chế độ hưu bổng, phong toả tiền lương cho giới làm việc thuộc khu vực công (bao gồm bác sĩ, y tá và giáo viên), và giảm bảo hiểm thất nghiệp, trả lương khi ốm đau và các khoản trợ cấp xã hội khác.
Tiết kiệm – đặc biệt là cắt giảm trong những lĩnh vực quan trọng này – sẽ không hiệu quả đối với các nước đang phát triển hơn là đối với các nước đã phát triển. Và nhiều hỗ trợ hơn, bao gồm các đề xuất thuộc SDR được thảo luận ở trên, sẽ mang lại cho các quốc gia này các phụ khoản tài chính.
Cuối cùng, các nước phát triển có thể thu xếp một đối sách toàn diện với các vấn đề nợ nần chồng chất mà nhiều nước đang phải đối phó. Tiền dùng để trả nợ là tiền không giúp các quốc gia chống lại virus và tái khởi động nền kinh tế của họ. Trong giai đoạn đầu của đại dịch, người ta hy vọng rằng việc đình chỉ trả nợ cho các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi là đủ. Nhưng đã hơn một năm trôi qua, và một số quốc gia cần cơ cấu lại việc nợ trong toàn diện, thay vì các biện pháp hỗ trợ thông thường chỉ đơn thuần tạo ra tiền đề cho một cuộc khủng hoảng khác trong vài năm tới.
Có một số đường lối mà các chính phủ chủ nợ có thể tạo điều kiện cho việc tái cơ cấu như vậy và thu hút sự tham gia tích cực hơn từ khu vực tư nhân, mả cho đến nay, họ tương đối là không hợp tác. Như báo cáo của Ủy ban INET nhấn mạnh: nếu đã từng có lúc nhận ra các nguyên tắc bất khả kháng và tất yếu, thì điều này chính là ngay trong lúc này. Không nên buộc các quốc gia phải trả lại nợ những gì mà họ không có khả năng chi, đặc biệt nhất là, khi làm như vậy, sẽ gây ra nhiều chịu đựng.
Các chính sách được mô tả ở đây sẽ mang lại lợi ích to lớn cho thế giới đang phát triển và đối với các nước phát triển việc này sẽ gây ít hay hoặc không tạo ra phí tổn. Thật vậy, trong tư lợi ra ở các quốc gia tiên tiến này mả họ nhận ra, những gì họ có thể làm cho người dân ở các quốc gia đang phát triển và thị trường mới nổi, đặc biệt là khi những gì mà họ có thể làm là luôn sẵn có và sẽ mang lại lợi ích to lớn cho hàng tỷ người. Các nhà lãnh đạo chính trị ở các nước phát triển phải công nhận rằng không ai được an toàn cho đến khi mọi người được an toàn, và nền kinh tế toàn cầu lành mạnh không thể có nếu không có sự phục hồi mạnh mẽ ở khắp mọi nơi.
Rob Johnson, Rohinton Medhora, Dani Rodrik và các thành viên khác của Ủy ban Chuyển đổi Kinh tế Toàn cầu tại Viện Tư duy Kinh tế Mới cũng ký vào bài bình luận này.