Michael Spence
Đỗ Kim Thêm dịch

Từ tình trạng biến đổi khí hậu và bất bình đẳng gia tăng cho đến đại dịch và cuộc cách mạng kỹ thuật số, có nhiều điểm chung cho các cường quốc đối thủ theo đuổi các hình thức hợp tác cùng có lợi. Thật không may, điều ngược lại đã xảy ra, các nghi ngờ dấy lên về sự phục hồi trong hiện tại và tình trạng y tế và thịnh vượng trong tương lai của thế giới.
Nhìn vào bối cảnh kinh tế khi năm 2021 sắp kết thúc, người ta không thể không nhận thấy sự xuất hiện của những trở ngại mới đối với sự phục hồi mạnh mẽ. Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc và các nước khác phải đối mặt với một danh sách ngày càng tăng của những thách thức đáng kể trong ngắn hạn và dài hạn.
Đại dịch vẫn là mối quan tâm trực tiếp nhất. Nếu không được tiêm chủng đầy đủ trong toàn cầu, các biến thể COVID-19 mới sẽ tiếp tục xuất hiện, có khả năng buộc các chính phủ phải gia hạn các biện pháp phong tỏa một phần hoặc toàn bộ. Do đó, virus corona thể hiện là một lực cản thường trực đối với sự phục hồi.
Thách thức thứ hai là sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng với sự thay đổi về phía cung trong các thị trường lao động, đã tạo ra áp lực lạm phát dai dẳng không giống như bất cứ điều gì được thấy trong hơn một thập kỷ. Nếu không có những nỗ lực xuyên biên giới để giải quyết các nút thắt và thiếu hụt nguồn cung, các ngân hàng trung ương có thể buộc phải cắt giảm nhu cầu ngày nay tăng cao bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ.
Một vấn đề phổ biến khác là nhiệm vụ phức tạp trong việc điều chỉnh cho đúng các công nghệ và lĩnh vực kỹ thuật số hiện chiếm tỷ trọng ngày càng lớn của hầu hết các nền kinh tế. Các nhà nhà lập quy ở châu Âu, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường nỗ lực của họ trên mặt trận này, soạn thảo các quy tắc mới về bảo mật dữ liệu, truy cập và sử dụng, và tiến hành các cuộc điều tra về khả năng lạm dụng quyền lực thị trường, đặc biệt là bởi các nền tảng đại quy mô. Khi lĩnh vực tài chính chuyển sang thanh toán bằng kỹ thuật số và các tiền tệ, và khi những người mới tham gia xuất hiện trong thị trường tín dụng, bảo hiểm và quản lý tài sản, có nhu cầu khẩn thiết để điều chỉnh các quy định nhằm đảm bảo cạnh tranh cho công bằng, truy cập vào các dữ liệu có giá trị và tình trạng ổn định tài chính.
Không có gì bí mật rằng một phần đáng kể của việc tạo ra sự giàu có gia tăng trong những thập kỷ gần đây đã xảy ra trong các lĩnh vực công nghệ như thương mại điện tử, thanh toán, fintech và phương tiện truyền thông xã hội. Kết quả là sự tập trung cao độ của sự giàu có mới, từ đó làm dấy lên mối lo ngại về ảnh hưởng quá mức đối với chính sách. Những lo lắng như vậy đặc biệt rõ ràng ở Mỹ và Trung Quốc, mặc dù hai nước có hệ thống quản trị rất khác nhau, và do đó các kênh khác nhau thông qua đó ảnh hưởng được thực hiện.
Tương tự như vậy, mặc dù thuật ngữ khác nhau ở Mỹ và Trung Quốc, cả hai nước đang phải đấu tranh để đảo ngược sự bất bình đẳng thu nhập và giàu có gia tăng và giảm tính di động xã hội. Ở Mỹ, nhiều chính trị gia nói về việc mang lại sự tăng trưởng toàn diện hơn. Tại Trung Quốc, chính phủ đã phát động một chiến dịch mới để đạt được „sự thịnh vượng chung“. Các cuộc tranh luận sôi nổi ở cả hai nước về cách tốt nhất để theo đuổi các mục tiêu này phản ánh những lo ngại rằng cách tiếp cận quá mức hoặc quá hẹp để việc tái phân phối có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế và tính năng động.
Sự tương đồng giữa những nỗ lực hoạch định chính sách quốc gia này cho thấy Mỹ và Trung Quốc có lợi ích chung trong việc thiết lập các quy tắc tham gia mới trong nền kinh tế toàn cầu và lĩnh vực tài chính. Cả hai phải thích nghi với các thực tế mới được ngụ ý bởi cuộc cách mạng kỹ thuật số và thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Cũng có một nhu cầu rõ ràng về các thỏa thuận mới để hạn chế việc sử dụng ào ạt công nghệ kỹ thuật số và không gian mạng, và giải toả các luồng công nghệ xuyên biên giới (trong lĩnh vực y tế, giáo dục và các lĩnh vực khác) có nguy cơ bị ngăn chặn bởi các cân nhắc liên quan an ninh quốc gia.
Cuối cùng là thách thức toàn cầu của biến đổi khí hậu. Nếu không có sự di chuyển tự do và không ma sát của các công nghệ và tài trợ cần thiết, thế giới sẽ không có cơ hội hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 ° C so với mức tiền công nghiệp. Ở đây, thành công cũng sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác không.
Với rất nhiều thách thức chung, người ta có thể mong đợi các cường quốc hàng đầu thế giới theo đuổi một sự cân bằng khó khăn nhưng hợp lý giữa cạnh tranh chiến lược và hợp tác chiến lược. Rốt cuộc, cả Trung Quốc và Mỹ sẽ được hưởng lợi từ việc thừa nhận rằng họ có lợi ích chung đang thu hút, không chỉ là những bất đồng không thể tránh khỏi.
Nhưng phần lớn điều này đã không xảy ra. Mặc dù Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã đồng ý tạo ra không gian hợp tác về biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng, Mỹ vẫn tăng gấp đôi cạnh tranh chiến lược, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để tận hưởng trào lượng tự do của công nghệ cần thiết để giảm lượng khí thải toàn cầu xuống mức 0 vào giữa thế kỷ.
Tồi tệ hơn là khi thái độ của cả hai bên đang cứng rắn hơn, với mỗi chính phủ đề ra một sự đoan chắc thoải mái nhưng không hiệu quả rằng nó có lý do về đạo đức. Ở Mỹ, người ta không còn cho rằng hệ thống quản trị của Trung Quốc sẽ thất bại hoặc biến thành một phiên bản nào đó của chủ nghĩa tư bản dân chủ. Các nhà hoạch định chính sách ở cả hai đảng lớn hiện tin rằng Trung Quốc do sự trỗi dậy của mình mà từ chối liên tục để tuân thủ các quy tắc.
Về phía Trung Quốc, chiến lược của Mỹ được coi là một nỗ lực cản trở hoặc thậm chí đảo ngược tiến bộ kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Sự phân hoá đảng phái và chia rẽ xã hội của Mỹ được trình bày như là bằng chứng của một hệ thống chính trị và kinh tế thất bại.
Trong khi đó, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục trải qua ít nhất bốn chuyển đổi cơ cấu quan trọng: cuộc cách mạng kỹ thuật số đa chiều; thúc đẩy năng lượng sạch và bền vững môi trường; những đột phá quan trọng trong khoa học y sinh và sinh học; và sự trỗi dậy của châu Á. Cả bốn sự phát triển đều mang lại cơ hội lớn để cải thiện phúc lợi toàn cầu trên nhiều khía cạnh khác nhau; nhưng mỗi sự phát triển cũng sẽ liên quan đến các quá trình chuyển đổi đột phá đòi hỏi sự thích nghi quan trọng đối với các thể chế và khuôn khổ toàn cầu hiện có.
Trong những trường hợp này, chúng ta không thực sự có sự xa hoa của việc tập trung hoàn toàn vào cạnh tranh hoặc chọn các cuộc chiến vì lợi ích chính trị trong nước. Các rủi ro đối với tình trạng y tế và sự thịnh vượng toàn cầu là quá cao. Thoát khỏi con đường cạnh tranh nguy hiểm mà không có sự hợp tác sẽ đòi hỏi sự lãnh đạo bền vững từ cả hai phía và từ tất cả các thành phần của xã hội. Không có gì đảm bảo cho sự thành công, nhưng không có lựa chọn nào khác ngoài việc cố gắng.
***
Michael Spence đoạt giải Nobel kinh tế, Giáo sư Kinh tế hồi hưu và cựu Khoa trưởng Khoa Kinh doanh Ban Cao học, Đại học Stanford, tác giả sách The Next Convergence: The Future of Economic Growth in a Multispeed World.