Đỗ Kim Thêm tuyển dịch*

Nhật báo Observador từ Bồ Đào Nha hoan nghênh việc thành lập liên minh AUKUS và cho là phản ứng từ Paris là sai.
“Đây là một tin rất tốt cho những người bảo vệ nền dân chủ tự do. Đặc biệt là sau việc rút quân từ Afghanistan gây nản lòng và hoàn toàn không cần thiết. … Các nền dân chủ lớn của cái gọi là Ấn Độ – Thái Bình Dương (Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và những nước khác) hoan nghênh sáng kiến này ngay lập tức.
AUKUS sẽ củng cố liên minh các nền dân chủ ở Ấn Độ – Thái Bình Dương và hy vọng sẽ có tác dụng đe doạ đối với chính sách bành trướng táo bạo (nói một cách nhẹ nhàng) của chế độ độc tài cộng sản Trung Quốc trong khu vực. … Nhưng thật không may, nền dân chủ cao quý của Pháp đã phản ứng hoàn toàn vô lý và thậm chí còn triệu hồi các đại sứ từ Úc và Mỹ trở lại Paris“
Nhật báo LE MONDE của Pháp nhận định là NATO không quan tâm một cách vô trách nhiệm. Mỹ phải hàn gắn các hậu qủa trầm trọng về các hành động của mình, nhà ngoại giao Pháp Michel Duclos kêu gọi:
“Nếu chính quyền Hoa Kỳ thực sự muốn tổ chức một mạng lưới liên minh để chống lại sức mạnh của Trung Quốc, họ đã hành động hoàn toàn vô trách nhiệm trong vụ này bằng cách mạo hiểm biến một đồng minh quan trọng chống lại mình và ít nhất là một phần cô lập châu Âu. Ngoài ra, Hoa Kỳ đã làm suy yếu NATO, đặt NATO trước một sự thật đã rồi, đó là viêc thay đổi đầy ý nghĩa trong chiến lược đối với Trung Quốc, ẩn chứa những nguy cơ đáng kể về việc gia tăng căng thẳng, chẳng hạn về chủ đề Đài Loan. Washington hiện phải sửa chữa thiệt hại này”.
DER TAGESSPIEGEL của Đức cho là Pháp cảm thấy quá an toàn khi bình luận là Pháp chịu trách nhiệm phần lớn cho sự cố tàu ngầm.
“Nhà cung cấp DCNS [kể từ năm 2017 là Naval Group] cho đến nay đã vượt quá chi phí dành cho các tàu ngầm và không giao các phần dự án đã thỏa thuận đúng thời hạn. Úc đã muốn thoát ra từ lâu. Vào tháng Tư, cả hai đã không đạt được một thỏa thuận để tiếp tục. Pháp đã đánh cược quá lâu rằng Úc không có giải pháp thay thế. Cho đến nay, Mỹ và Anh vẫn chưa sẵn sàng chia sẻ bí mật về động cơ đẩy tàu ngầm hạt nhân của họ với bất kỳ một người thứ ba nào. Rào cản này đã được vượt qua. Một liên minh các nền dân chủ chống lại các yêu sách đế quốc của Trung Quốc ở Ấn Độ – Thái Bình Dương là ưu tiên của Joe Biden và Boris Johnson.“
Nhật báo IN.GR của Hy Lạp nhận định là giới lãnh đạo Đức và Châu Âu lâm vào cảnh bế tắc. Pháp nên tự thoát ra khỏi chính sách đối ngoại của EU hiện đang bị Berlin chi phối quá mạnh. Báo này tin rằng:
“Giờ đây, ngõ cụt châu Âu thuộc về Đức đang xuất hiện, đó không phải là Tây Âu, mà là Trung Âu. … Với những lợi ích hoàn toàn khác nhau, trái ngược nhau về phía Tây Âu. Mặt khác, Pháp thuộc về Tây Âu. Pháp là trụ cột của phương Tây và đã phải trả giá cho liên minh mới và có lý do để phẫn nộ. … Nhưng vấn đề chính không phải là liên minh với phe này hay bất kỳ liên minh phe khác. Đó là tình trạng bị giam hãm ở một châu Âu mà nó phục vụ trong chương trình nghị sự quốc gia của Berlin. … Châu Âu lệ thuộc Đức là chuyện lỗi thời. Pháp phải quên việc này. Về chính trị quốc tế, Pháp nên tách biệt khỏi Đức. … Đây là cách mà Paris tìm thấy vai trò mà nó xứng đáng.“
Nhật báo JUTARNJI LIST của Hung xem đó là những gì sẽ xảy ra khi người ta không nhận đúng ra màu sắc khi giải thích lý do tại sao EU và NATO là những đối tác phức tạp của Hoa Kỳ:
“Khi EU nên tránh xa và duy trì quan hệ tốt – đặc biệt là quan hệ thương mại – với tất cả, đó là câu thần chú mà hiện nay nhiều người ở EU vẫn ủng hộ. Nếu EU muốn hợp tác với Trung Quốc mà không đứng về bên nào rõ ràng trong cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ, thì EU phải chuẩn bị trả giá. Và mức giá này có thể là các quan hệ đối tác phương Tây mới không tính đến EU. …
Đối với người Mỹ, AUKUS là một đường tốt để hợp tác với các đối tác trung thành và tránh sự phối hợp cực nhọc với các tổ chức mà các quyết định được đưa ra bởi sự đồng thuận, chẳng hạn như NATO hoặc EU.“
Nhật báo LA REPUBBLICA của Ý so sánh với hình ảnh là Hoa Kỳ đang khiêu vũ tại hai đám cưới tại phương Tây.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Ý Marta Dassù cảnh báo trên tờ La Repubblica rằng Biden đang ngày càng dựa vào Five Eyes – một sự hợp tác tình báo giữa Anh, Mỹ, Canada, Úc và New Zealand – việc này có thể dẫn đến sự chia rẽ của phương Tây:
“Điều này ẩn chứa một nguy cơ: sự phân chia của phương Tây thành hai khối, một khối Anglo-Saxon, vốn được cho là sẽ giữ Trung Quốc trong tầm kiểm soát và khối thứ hai là Euro-Đại Tây Dương theo truyền thống với NATO, hướng về phía Nga.
Về cơ bản, có hai hệ thống liên minh song song và khác biệt mà Washington lấy làm điểm tựa. Vấn đề đặt ra là hai mặt trận của phương Tây sẽ thống nhất được bao lâu. Nhà Trắng phải học cách đối phó với các liên minh.
Câu hỏi đặt ra cho người châu Âu là làm thế nào để phản ứng trước sự mất mát tương đối của vị trí trung tâm của họ.“
Nhật báo THE DAILY TELEGRAPH của Anh cho là các vấn đề cũng có thể đến từ Paris. Pháp thật là đạo đức giả khi cáo buộc những người khác là có hành động không như một đối tác. Nhật báo chứng minh là:
“Paris cũng không xa lạ gì với chính sách theo thực quyền tàn nhẫn. Những người quyết định là một trong những người ủng hộ quan điểm hàng đầu cho rằng quan hệ quốc tế là nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia – nếu cần thiết với cái giá phải trả của các đồng minh.
Năm 1966 Charles de Gaulle rút ra khỏi cơ cấu chỉ huy quân sự hợp nhất của NATO. Năm 1985, tình báo Pháp dưới quyền François Mitterrand đã đánh chìm con tàu Rainbow Warrior của Greenpeace trong bối cảnh tranh cãi về các vụ thử hạt nhân ở Thái Bình Dương.
Do đó, thật táo bạo khi Emmanuel Macron phàn nàn rằng các quốc gia khác không phối hợp các ưu tiên của riêng họ với các ưu tiên của ông ấy.“
Nhật báo SPOTMEDIA của Rumani nhận xét là có lẽ không có giải pháp thay thế. Vì Hoa Kỳ nhận thấy mình đang trong tình trạng khó khăn về vấn đề này, Spotmedia đề xuất giải pháp thông cảm:
“AUKUS gây căng thẳng cho mối quan hệ EU-Hoa Kỳ, nhưng đứng trước tình hình là Trung Quốc đang gia tăng việc mở rộng quân sự, nó mang lại một giải pháp an ninh cho phương Tây. … điều có thể dễ hiểu được là Pháp bất bình. Mất một thỏa thuận trị giá 50 tỷ đô la không phải là tin tốt cho chính phủ. Đó là việc liên quan về đầu tư, thu thuế và hàng nghìn công việc trong một ngành công nghệ cao, đắt đỏ, có tính cạnh tranh cao. Mặt khác, áp lực quân sự từ Trung Quốc đối với vị trí của Mỹ ở Thái Bình Dương là rất mạnh và Joe Biden phải tìm ra giải pháp nhanh chóng để giảm bớt áp lực đó.“
Tờ báo Bồ Đào Nha JORNAL DE NEGOCIOS tóm tắt:
“Hiệp ước giữa Hoa Kỳ, Anh và Úc nhằm hạn chế sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Nhưng nó cũng đã dẫn đến một cuộc xung đột công khai với Pháp. Điều này một lần nữa cho thấy sự yếu kém của châu Âu trong nền chính trị thế giới. Pháp đang được thông qua về vấn đề mua tàu ngầm của Úc sau khi nước này thực sự ký một thỏa thuận trị giá hàng tỷ đô la. Sau Brexit, nước này là nước trong EU duy nhất có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Anh có gây ra nhiều thiệt hại chung hơn là sự suy yếu của xuất khẩu của Pháp hay không. Xét cho cùng, đó cũng là về mối quan hệ khó khăn giữa châu Âu và Trung Quốc.”
Theo tờ báo Trung Quốc LIANHE ZAOBAO:
„AUKUS là …rõ ràng là chống lại Trung Quốc, ngay cả khi điều đó không được tuyên bố rõ ràng. Ngoài ra, cả ba quốc gia đồng minh đều đang theo đuổi các mục tiêu của riêng mình. Trong khi Mỹ chuẩn bị chuyển hướng chiến lược sang Viễn Đông, thì Vương quốc Anh lại muốn định lại vị thế trong chính trường thế giới sau Brexit. Và Úc đã không hòa thuận với Bắc Kinh trong một thời gian dài. Vì vậy, đề xuất của người Úc rất hữu ích.”
Nhật báo CANBERRA TIMES từ Úc lo ngại về hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng tàu ngầm đối với nước này. “C’est fini” – “ Thế là hết” – là tiêu đề cho bình luận:
“Trước sự sỉ nhục công khai đối với Pháp, không chắc mối quan hệ đối tác Pháp-Úc có thể được cứu vãn trong tương lai gần. Úc hiện phải đối mặt với sự trả đũa kinh tế và ngoại giao từ Pháp. Làm thế nào và khi nào các vấn đề này sẽ được quyết định trong quá trình thích hợp cả ở Paris và Brussels„
Nhật báo DER STANDARD từ Áo nhận xét rằng không chỉ Pháp, mà cả EU đã rất ngạc nhiên trước liên minh an ninh Ấn Độ – Thái Bình Dương mới:
“Bây giờ có hai cách để EU phản ứng: tiếp tục phụ thuộc vào chính trị của Nhà Trắng. Hoặc tự thoát ra khỏi và độc lập về mặt chính sách đối ngoại. Nhưng đối với điều này, các quốc gia thành viên EU cũng phải chuyển giao thẩm quyền cho Brussels, chẳng hạn trong các vấn đề về lực lượng vũ trang. Vì vậy, nó phụ thuộc vào Berlin, Paris, Rome và các nước khác. Nếu muốn có tiếng nói trong nền chính trị thế giới trong tương lai, sự lựa chọn là rõ ràng.“
Về ảnh hưởng của tranh chấp tàu ngầm giữa Mỹ và Pháp, MILLIYET viết từ Istanbul:
“Khi Úc bị thuyết phục hủy bỏ thỏa thuận tàu ngầm với Pháp, Tổng thống Mỹ Biden đã lo ngại về sự cạnh tranh với Bắc Kinh. Với điều này, Biden không chỉ muốn làm rõ ưu thế quân sự của Mỹ mà còn muốn bao vây Trung Quốc. Những hồi chuông báo động về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang vang lên. Tuy nhiên, bằng cách thuyết phục Úc chấm dứt hợp đồng kinh doanh tàu ngầm với Pháp, Mỹ đã chia rẽ khối phía Tây.”
THE DAILY TELEGRAPH từ Sydney mô tả quan điểm của Úc về thỏa thuận tàu ngầm với Mỹ và Anh:
“Tài sản quý giá nhất trong thỏa thuận không phải là tàu ngầm, mà là những lợi ích đằng sau Scott Morrison, Boris Johnson và Joe Biden đứng đầu với tư cách là ba người đứng đầu của ba quốc gia công bố thỏa thuận mới. Sau cuộc chiến thương mại trơ trẽn mà Trung Quốc tiến hành chống lại Úc, các cuộc tấn công trên mạng phổ biến và việc nâng đáy biển ở Biển Đông theo đúng nghĩa đen để xây dựng các căn cứ quân sự ở đó, người ta tự hỏi là Trung Quốc sẽ xem một phản ứng chiến lược thích hợp là gì. Cách duy nhất của Úc là nhắc nhở người Trung Quốc rằng chúng ta có những người bạn mạnh mẽ.“
*Tổng hợp từ các nguồn: Der tägliche Blick in Europas Presse, Die internationale Pressschau