Phỏng vấn Joseph Stiglitz do Sandra Pfister thực hiện
Đỗ Kim Thêm dịch

Tóm lược:
Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz đang kêu gọi đình chỉ việc xin cấp bằng sáng chế để sản xuất thêm vắc-xin chống lại Covid-19. Các quốc gia phải làm việc nhiều hơn „để kiểm soát căn bệnh này càng nhanh càng tốt“. Stiglitz nói với Deutschlandfunk (Dlf) là Thủ tướng Merkel là „rào cản lớn nhất vào lúc này“.
Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz đã giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng nhất thế giới: Harvard, Yale, Oxford, hiện đang dạy tại Columbia. Ông đã 78 tuổi và đoạt giải Nobel Kinh tế, Cố vấn cho Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, Nhà Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới.
Trong một cuộc phỏng vấn tuần này trên Dlf, Stiglitz chỉ trích Thủ tướng Angela Merkel (CDU) trong việc bảo lưu quyền cấp bằng sáng chế vắc-xin Corona.
„Tôi hy vọng Bà Merkel hiểu rằng mặc dù Biontech là một doanh nghiệp Đức, nhưng đã bán cho Pfizer các quyền quốc tế của mình ra bên ngoài nước Đức và một số quốc gia, ngoại trừ cho Đức và một vài quốc gia khác,“ Stiglitz nói. Do đó, Đức sẽ không bị ảnh hưởng. Nếu bằng sáng chế được đình chỉ, đó sẽ là việc của Pfizer, một doanh nghiệp Mỹ, sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Stiglitz chỉ trích về „chính sách tiết kiệm quá mức“ của Merkel.
Về kế hoạch đánh thuế tối thiểu cho doanh nghiệp trong toàn cầu, Stiglitz cho biết là cái ly đã đầy được một nửa. „Tất nhiên, còn nhiều khó khăn trong các chi tiết. Nếu thỏa thuận được thực hiện, sẽ lại có các lỗ hổng khác. Tôi đã nói chuyện với các đại diện của một số chính phủ. Họ đang làm việc cật lực để giải quyết các lỗ hổng,“ nhà kinh tế nói.
Người đoạt giải Nobel đã chỉ trích thành tích kinh tế của Thủ tướng Đức sau gần 16 năm cấm quyền. „Nó không là đặc biệt tuyệt vời những gì mà Bà Merkel đã làm khi nhìn vào tốc độ tăng trưởng của Đức. Nói chung, đó là tích cực trong một khoảng thời gian kinh tế toàn cầu có khó khăn. Tôi tin rằng có một vài điểm trong các chính sách tiết kiệm quá mức đã gây hại cho Đức và châu Âu,“ Stiglitz nói.
Vào cuối nhiệm kỳ của Bà, đó đã là lịch sử „châu Âu được tập hợp lại bởi việc phát hành trái phiếu euro, trái phiếu. Điều này đáng lẽ phải xảy ra trong cuộc khủng hoảng đồng euro, nhưng tôi nghĩ thật tốt khi Bà đang thực hiện điều đó lúc này, nó rất khẩn cấp,“ nhà kinh tế nói.
***
Toàn văn bài phỏng vấn:
Sandra Pfister: Joe, chúng ta đang nói trong một thời điểm mà sự lây lan của biến thể Delta đang làm lu mờ tình trạng phục hồi kinh tế châu Âu. Ông có cho rằng đây là một thất bại cay đắng?
Joseph Stiglitz: Tôi lo lắng, đó là điều chắc chắn, về vấn đề này có thể có nhiều đột biến khác tiếp theo có thể còn tàn phá hơn, thậm chí còn đề kháng hơn, gây tử vong hơn, dễ lây lan hơn.
Pfister: Chúng ta cũng không an toàn trước khi khắp cả thế giới được an toàn. Đó có phải là điều ông nói không?
Stiglitz: Hoàn toàn đúng, cho đến khi nào còn có những nơi trên thế giới mà căn bệnh hoành hành, điều đó có nghĩa là có nhiều cách hơn để cho Covid-19 đột biến. Đã có thành công trong việc tìm ra các phiên bản phù hợp cho chúng ta, theo từng đợt dịch một.
Pfister: Điều này ngụ ý, và đây là những gì chúng ta muốn nói đến, rằng, theo quan điểm của ông, các quốc gia phương Tây phải đình chỉ việc cấp bằng sáng chế vắc-xin để chống lại Covid-19. Đúng không?
Stiglitz: Đúng vậy. Theo quan điểm của tôi, phải làm mọi thứ có thể làm được để kiểm soát dịch bệnh càng nhanh càng tốt. Đây là một vấn đề khẩn cấp cao độ.
Pfister: Hãy để tôi hỏi ông điều này trước: Như đã dự đoán, nếu như trong năm nay mười tỷ liều vắc-xin có thể được sử dụng trên toàn thế giới, thì điều đó sẽ gần như đủ cho dân số thế giới dùng. Có phải đúng ra đó là vấn đề phân phối hơn là sản xuất, mà nó quá thấp vì chuyện bằng sáng chế?
Stiglitz: Không, vấn đề là đơn thuần. Sản xuất quá thấp, không đủ. Có vấn đề trong phân phối. Và nó làm tôi lo rằng không phải tất cả các loại liều đều được sử dụng ở các nước phát triển, một phần chúng bị vứt đi, trong khi nó rất cần thiết ở các nước mới nổi. Nhưng không có nghi ngờ rằng vẫn còn thiếu. Đặc biệt là vì các liều thuốc bổ sung sẽ sớm ra mắt. Bạn có thể thấy bằng cách xem xét giá của Pfizer, một trong những nhà sản xuất lớn nhất, dự đoán, để dự đoán cho vắc-xin của riêng mình. Giá bán cao hơn nhiều lần hơn so với chi phí sản xuất và người ta có thể đòi giá cao này miễn là hàng vẫn còn thiếu. Vì vậy, bản thân Pfizer tin rằng vắc-xin sẽ vẫn khan hiếm trong năm nay và năm tới.
Kêu gọi Đức
Pfister: Chúng tôi sẽ nói chi tiết về điều này sau. Trước hết, ông cũng nói rằng chúng ta có thể bãi bỏ việc bảo vệ bằng sáng chế từ lâu, nếu Angela Merkel không phản đối nó. Phần lớn cộng đồng quốc tế ủng hộ việc đình chỉ cấp bằng sáng chế trong trường hợp này. Nhưng một trong những kẻ phong toả dữ dội nhất là Thủ tướng Đức. Tại sao ông lại nhắm vào Bà như vậy?
Stiglitz: Bà là rào cản lớn nhất trong lúc này. Hơn 100 quốc gia đã ủng hộ việc đình chỉ cấp bằng sáng chế, bao gồm cả Hoa Kỳ. Tôi tin rằng, nếu Đức thay đổi lập trường của mình, mọi nước khác hoặc một số nước khác cũng sẽ thay đổi thái độ. Và sau đó sẽ có đủ sự đồng thuận trong WTO để vượt qua điều này.
Pfister: Đúng, Biontech là một doanh nghiệp Đức. Ông có nghĩ rằng Bà Merkel sẽ không từ bỏ việc bảo vệ bằng sáng chế vì Bà muốn bảo vệ Biontech? Hoặc có lẽ Curevac về lâu dài?
Stiglitz: Tôi hy vọng Bà ấy hiểu rằng, thực ra Biontech là một doanh nghiệp Đức đã bán các quyền quốc tế của mình ra bên ngoài nước Đức và một số quốc gia cho Pfizer, ngoại trừ Đức và một vài quốc gia khác. Vì vậy, Đức sẽ không bị ảnh hưởng. Nếu đình chỉ việc cấp bằng sáng chế, đó sẽ là chuyện Pfizer, một doanh nghiệp Mỹ, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Nếu nhìn trên toàn cầu, các doanh nghiệp Mỹ như Moderna sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất trong tất cả các nhà sản xuất mRNA, vì chính phủ Hoa Kỳ nắm giữ một bằng sáng chế rất quan trọng mà Moderna sử dụng cho mRNA mà không phải trả tiền. Và tất nhiên, điều đó mang lại cho chính phủ Hoa Kỳ rất nhiều quyền lực đối với Moderna, quyền lực để khiến Moderna chuyển giao công nghệ, nếu chính phủ Hoa Kỳ thực sự muốn.
Pfister: Vì vậy, lập luận rằng đối với Joe Biden dễ dàng nói về việc đình chỉ bằng sáng chế, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Đức, hoàn toàn không đúng, bởi vì nó sẽ gây ảnh hưởng giống nhau đến Moderna và Pfizer.
Stiglitz: Vâng, đúng như vậy. Bà biết rằng, chính phủ Mỹ cũng như dân Mỹ đã chi hàng chục tỷ đô la để giúp phát triển các loại vắc-xin này. Một số người gọi nó là vắc-xin của người dân vì nó được tạo ra với sự giúp đỡ của người dân Mỹ và nhiều nước khác trên khắp thế giới. Người Đức cũng đã đóng góp phần của họ, chính phủ Đức cũng vậy. Các doanh nghiệp dược phẩm đã không quản lý các khoản đầu tư một mình. Phần lớn của khoản đầu tư này được công chúng gánh chịu.
„Đa số các phần chi là do các chính phủ“
Pfister: Ông hãy để cho tôi nói về điểm này: Việc tài trợ của chính phủ Đức, của cơ quan Liên Âu là khá nhỏ và cũng đến tương đối muộn nếu so với các nhà đầu tư tư nhân mạo hiểm, họ tin tưởng vào Biontech và những doanh nghiệp khác hơn bất kỳ ai từng làm. Nếu họ sẽ làm điều đó nếu lợi nhuận của họ đã mất đi – như đôi khi xảy ra với việc rút quyền bằng sáng chế?
Stiglitz: Trước hết, tôi muốn nói rõ rằng phần lớn các việc chi tiêu thực sự đến là do các chính phủ. Đối với vắc-xin mRNA, các nghiên cứu cơ bản đã được thực hiện ở Hoa Kỳ. Tại Đại học Pennsylvania, được chính phủ hỗ trợ, với các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Đây là một nỗ lực toàn cầu, không chỉ của Mỹ, mà bởi các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Hầu hết số tiền là công quỷ. Giai đoạn cuối cùng, như chúng ta gọi như vậy, giai đoạn cuối cùng để đưa nó ra thị trường, hoặc nó cũng được thiết kế để ứng phó với Covid 19, có những đóng góp quan trọng từ khu vực tư nhân. Nhưng ngay cả sau đó, hầu hết số tiền đến từ công chi.
Bạn hãy cho tôi làm rõ những việc sau:
Việc đính chỉ cấp bằng sáng chế không thay đổi đáng kể cho toàn bộ khung pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ. Trong vấn đề này đã tiên liệu, trong TRIPS („Treatment Related to Intellectual Property”) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), rằng việc cấp phép nên trở thành bắt buộc, đặc biệt là trong trường hợp xảy ra đại dịch.
Tất nhiên, việc đình chỉ cấp bằng sáng chế cho sở hữu trí tuệ sẽ tiếp tục công nhận. Việc đình chỉ cấp phép sẽ được bồi hoàn vì cho phép người khác sử dụng tài sản trí tuệ của họ, họ sẽ nhận được doanh thu hợp lý cho việc đầu tư của họ, dù nếu không được như thể, họ có như là độc quyền. Họ sẽ giữ lại tài sản trí tuệ của họ. Họ đã nhận được nhiều hơn là phần doanh thu công bằng cho khoản đầu tư của họ. Và điều đó có nghĩa là: nếu có một trận đại dịch mới, họ sẽ có những động lực khích lệ mạnh mẽ để sản xuất vắc-xin một lần nữa, để đầu tư vào việc phát triển vắc-xin tiếp theo.
Pfister: Tại sao việc sản xuất vắc-xin chưa bao giờ thu hút đối với các công ty dược phẩm?
Stiglitz: Luôn có nỗi sợ trước việc kháng cự. Luôn có những lo lắng, đặc biệt là ở Mỹ, rằng bạn sẽ bị kiện nếu có sự cố. Tôi nghĩ rằng đó không phải là một thị trường hấp dẫn đối với họ như thị trường sản xuất cho một sản phẩm thuốc mọc tóc. Họ thường chỉ đơn giản là quan tâm đến những thứ có thể dễ dàng bán được hơn là trong các vấn đề sức khỏe thực sự của thế giới.
Kinh tế toàn cầu có thể đẩy mạnh sản xuất
Pfister: Bây giờ, chúng ta hãy giả sử rằng WTO – với sự hỗ trợ của Bà Merkel – đồng ý rằng một số quyền nhất định về tài sản của WTO sẽ tạm thời bị đình chỉ. Ngay cả khi việc này là có khả năng cao, việc sản xuất vắc-xin sẽ không tăng tốc nhanh như ông ký vọng. Rốt cuộc, phải mất nhiều tháng để hoàn thành các nhà máy đáp ứng các tiêu chuẩn cao cần thiết cho sản xuất vắc-xin. Đó không phải là một trở ngại lớn khác sao?
Stiglitz: Đó là một trở ngại, ở một mức độ nhất định, vâng. Nhưng nếu như chúng ta đình chỉ việ cấp bằng sáng chế vào tháng 10, khi Nam Phi và Ấn Độ lần đầu tiên đề xuất, thì ngày hôm nay chúng ta sẽ trong một hoàn cảnh tốt hơn. Đã có các nhà máy ở các thị trường mới nổi, chẳng hạn như Ấn Độ và Nam Phi đã từng sản xuất các loại vắc-xin này.
Nhưng đề cập tới bằng sáng chế là một trở ngại lớn. Đó không phải là trở ngại duy nhất, nhưng là một trở ngại lớn. Các bằng sáng chế không chỉ dựa trên các chất liệu làm vắc-xin, mà còn trên một vài thành phần riêng của chúng. Đó là lý do tại sao như tôi đã nói trong lúc đầu: chúng ta phải làm mọi thứ có thể và càng nhanh càng tốt. Bởi vì điều này thực sự khẩn cấp.
Pfister: Ông đề cập tới các trở ngại khác, một loại giống như nút chận của cổ chai: nguyên liệu. Không chỉ các nhà máy, mà cả các chất liệu. Nếu có quá ít nguyên liệu, thì mục đích của việc bãi bỏ việc cấp bằng bằng sáng chế là gì? Chúng làm cho nút thắc của cổ chai thậm chí còn hẹp hơn và việc hủy bỏ bằng sáng chế hoàn toàn không giúp ích được gì.
Stiglitz: Là các nhà kinh tế, chúng tôi luôn xem xét những trở ngại không thể tránh khỏi quan trọng nhất là gì. Trong ngắn hạn, có thể có quá ít ống chích hoặc quá ít lọ chứa thủy tinh. Nhưng nền kinh tế toàn cầu có thể tăng cường sản xuất các loại này, nếu có một thị trường cho nó. Những gì chúng ta học hiện nay, ở đâu mà chúng ta khởi động lại nền kinh tế sau khi Covid-19 đóng cửa, chúng ta vượt qua sự khan hiếm này nhanh như thế nào. Chúng ta thiếu gỗ và gỗ xây dựng, vì rất nhiều người bắt đầu xây dựng. Nhưng sau vài tuần, điều đó đã kết thúc.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là: Những tắt nghẽn mà thị trường không thể giải quyết là gì? Thị trường không thể phá vỡ các giới hạn của quyền sở hữu trí tuệ. Nếu bạn tin vào thị trường, trở ngại chính là quyền sở hữu trí tuệ. Và đó là lý do tại sao việc đình chỉ việc cấp bằng sáng chế rất quan trọng.
Pfister: Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu phương Tây, thị trường có thể giải quyết một nút thắt khác, là có quá ít nhân sự có trình độ và chuyên môn ở các nước mới nổi, ví dụ như ở các vùng của châu Phi, như ông thường nói, có phải đó là tư duy thuộc địa hoặc hậu thuộc địa?
Stiglitz: Đó là một loại tư duy thuộc địa hoặc hậu thuộc địa. Ấn Độ đã sản xuất hàng triệu liều vắc-xin đã được xuất khẩu cho đến khi họ cảm thấy có những tác động tàn phá của làn sóng đại dịch cuối cùng. Nam Phi sản xuất vắc-xin nhưng có nghĩa vụ theo hợp đồng phải xuất khẩu hầu hết sang châu Âu. Người châu Âu an toàn vì họ có công nghệ. Sénégal có năng lực sản xuất, Argentina bắt đầu sản xuất vắc-xin của Nga. Với chính sách ngoại giao tiêm chủng, Nga đang cố gắng ảnh hưởng đến các quốc gia trên toàn thế giới. Điều này bao gồm việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển và mới nổi. Thật ra, các chuyên gia không thể được đào tạo trong một sớm một chiều, nhưng trong vòng vài tháng, có thể tăng cường sản xuất.
Pfister: Tôi nghe nói ông đang tranh luận rất sôi nổi ở đây. Vì Angela Merkel sắp từ nhiệm, bà ấy đã làm tốt cho tất cả công việc kinh tế cho Đức chưa?
Stiglitz: Không có gì là đặc biệt tuyệt vời những gì mà bà đã làm khi nhìn trong tốc độ tăng trưởng cho Đức. Nói chung, đó là tích cực trong một thời gian kinh tế toàn cầu có khó khăn. Tôi tin rằng có một số chính sách tiết kiệm quá mức của bà đã gây hại cho Đức và châu Âu. Vào cuối nhiệm kỳ của bà, sẽ mang lại lịch sử bằng cách châu Âu kết hợp viêc phát hành trái phiếu, trái phiếu euro. Điều này lẽ ra phải xảy ra trong cuộc khủng hoảng đồng euro, nhưng tôi nghĩ thật tốt khi bà đang làm điều đó bây giờ vì nó rất khẩn cấp.
Việc đình chỉ việc cấp bằng sáng chế bây giờ sẽ là một cơ hội khác để tách rời với một tiền lệ. Thời gian thôi thúc và một lần nữa sẽ là cơ hội để cho bà thể hiện sự lãnh đạo ở cấp độ châu Âu. Điều đó sẽ cực kỳ quan trọng.
Pfister: Bà đã có tầm quan trọng trong châu Âu để từ bỏ chính sách tiết kiệm. Với chính sách này, công quỷ được khả dụng để mang châu Âu lại gần nhau hơn. Ông có thể tính đến điều đó không?
Stiglitz: Đúng vậy. Bà đã tạo ra một bước ngoặt đáng chú ý để đối phó với đại dịch. Về tính cấp bách của tình hình.
Đánh giá thuế tối thiểu nhanh hơn kế hoạch
Pfister: Tôi cũng muốn nói chuyện với ông về việc thuế tối thiểu trong toàn cầu cho các doanh nghiệp, đó là vấn đề mà ông cũng đã rất dán thân. Có vẻ như cuối cùng vấn đề cũng được đặt ra. Đó sẽ là một bước tiến lớn. Nhưng các nhà phê bình nói rằng, 15 phần trăm là hầu như không có gì. Ngay cả một số nước trong Liên Âu cũng không muốn tham gia và vẫn còn nhiều kẽ hở cho các thiên đường trốn thuế. Điều này có thể làm suy yếu ảnh hưởng của việc đánh thuế tối thiểu trong toàn cầu? Nói cách khác, đối với ông, đây có phải là một nửa ly đầy hoặc một nửa ly cạn không?
Stiglitz: Nhìn chung, tôi đi đến kết luận là đây là một nửa ly đầy. Điều quan trọng là phải đồng ý rằng điều này sẽ được đánh giá trong thời gian bảy năm. Tôi sẽ khuyến khích làm điều đó nhanh hơn trong năm năm, để đánh giá xem nó có vận hành không.
Đó là một trong những mặt tối hơn của toàn cầu hóa mà các doanh nghiệp không chỉ sản xuất các sản phẩm thông minh và thành công, mà còn có nhiều sáng tạo để tránh phải trả thuế.
Tại sao tôi nói rằng cái ly đã đầy một nửa: tất cả các doanh nghiệp bây giờ nên trả thuế tối thiểu. Họ được hưởng lợi từ việc bảo vệ quyền tài sản trí tuệ của họ, sử dụng hệ thống giáo dục, nghiên cứu cơ bản tại các trường đại học, cơ sở hạ tầng của chúng ta. Bây giờ doanh nghiệp phải trả lại một cái gì đó.
Tất nhiên, có chuyện lẩn quẩn trong các chi tiết. Nếu thỏa thuận được thực hiện, lại một lần nửa, sẽ có sơ hở. Tôi đã nói chuyện với đại diện của một số chính phủ. Họ đang làm việc rất cật lực để đóng các lỗ hổng. Nhưng sẽ thật ngu ngốc nếu không chấp nhận rằng họ muốn tiếp tục trốn thuế. Do đó, tiến trình kiểm thuế này sẽ là hoàn toàn cần thiết.
Pfister: Câu hỏi cuối cùng: Ông đã đề cập đến trước đó những thứ để sử dụng miễn phí, chẳng hạn như dữ liệu. Ông đã ủng hộ cho việc đóng thuế CO2 trong một thời gian dài. Đức đã áp dụng thuế CO2. EU đang thiết lập một hệ thống mà phải trả bằng một giá Điều này tốt cho môi trường, nhưng chúng ta có thể tự làm hại mình vì các sản phẩm của chúng ta trở nên đắt hơn so với Trung Quốc và Mỹ. Chúng ta đang tự bắn vào chân mình à?
Stiglitz: Không, tôi nghĩ rằng EU và Mỹ cần phải đồng ý về một khuôn khổ và điều chỉnh xuyên biên giới. Không được có người lạm dụng trên thế giới Và các quốc gia không đánh thuế hoặc giảm thuế CO2, sẽ lợi dụng làm cho các quốc gia khác bị thiệt khi họ làm như vậy. Phải có một chế độ thương mại cho việc này.
Tôi đã viết 15 năm trước rằng, điều này không chỉ phù hợp với các quy tắc của WTO. Không phải trả chi phí sản xuất giống như một khoản trợ cấp. Họ chuyển chi phí cho thế giới so với khí thải carbon dioxide.
Đó là một nguyên tắc cơ bản của WTO mà bạn không được trợ cấp. Vì vậy, bạn không được cho phép các doanh nghiệp gây ra một lượng lớn khí thải trong quá trình sản xuất mà không phải trả tiền cho họ. Khuôn khổ này tồn tại, chúng ta phải thực hiện nó. Có những cuộc thảo luận về vấn đế này và tôi sẽ nói hãy làm điều đó.