Đỗ Kim Thêm dịch

Cả Trung Quốc và phương Tây đều tán thành một số phiên bản của chủ nghĩa đa phương. Nhưng cạnh tranh chiến lược vô giới hạn, cùng với những lời lẽ chống đối liên tục, làm ngăn cản chủ nghĩa đa phương hữu hiệu, không chỉ bằng cách phá vỡ thương mại và chuyển giao công nghệ – một động lực quan trọng của phát triển.
Tại các cuộc họp G7 và NATO gần đây, Trung Quốc được coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược, đối tác thương mại đầy tính toán, mối đe dọa công nghệ và an ninh quốc gia, một kẻ vi phạm nhân quyền và là nhà vô địch của chủ nghĩa độc tài trên toàn cầu. Trung Quốc đã lên án những đặc điểm này, mà đại sứ quán của họ ở Vương quốc Anh gọi là những lời nói dối, tin đồn và những cáo buộc vô căn cứ“. Những rủi ro mà những lời hùng biện như vậy không nên xem thường.
Nhiều người ở phương Tây không tán thành cấu trúc quản trị độc đảng của Trung Quốc, giống như các phần tử lên tiếng ở Trung Quốc chê bai nền dân chủ tự do phương Tây, mà họ lập luận là đang suy tàn. Tuy nhiên, mối nguy hiểm thực sự là các quan chức của cả hai bên dường như đã chấp nhận một khuôn khổ tổng bằng không, theo đó hai bên không thể chỉ đơn giản là cùng tồn tại; một bên phải „thắng“.
Theo logic này, cả hai bên phải luôn cố gắng đè bẹp đối thủ. Vì vậy, đối với Trung Quốc, phương Tây – đặc biệt là Hoa Kỳ – phải tìm cách đảo ngược sự trỗi dậy của mình (trên thực tế, đã được Hoa Kỳ tạo điều kiện một phần không nhỏ). Và, đối với phương Tây, Trung Quốc quyết tâm tận dụng sức mạnh kinh tế của mình, bao gồm cả thị trường nội địa khổng lồ của mình, để định hình lại hệ thống toàn cầu theo hình ảnh và lợi ích của mình.
Khi các nhà lãnh đạo càng lặp lại những câu chuyện này, thì dân chúng càng bị thuyết phục cho rằng chuyện này là thật. Nỗi sợ hãi và oán giận gia tăng ở cả hai phía làm tăng nguy cơ rằng các câu chuyện kể sẽ trở thành những lời tiên tri sẽ tự nó thành sự thật.
Trong khi đó, việc tập trung vào cạnh tranh song phương che khuất các nhu cầu và lợi ích của người dân ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển. Đúng vậy, Trung Quốc và phương Tây tán thành một số phiên bản của chủ nghĩa đa phương. Nhưng cạnh tranh chiến lược vô giới hạn làm loại bỏ chủ nghĩa đa phương hữu hiệu, không chỉ bằng cách phá vỡ thương mại và chuyển giao công nghệ – một động lực quan trọng của phát triển.
Trung Quốc và phương Tây khẩn thiết cần đến một khuôn khổ mới để thông cảm về tình trạng của thế giới và vị trí của họ trong thế giới đó. Một khuôn khổ như vậy phải công nhận, đầu tiên và quan trọng nhất, rằng cạnh tranh kinh tế được quy định đúng đắn không phải là một trò chơi tổng bằng không.
Về mặt tĩnh, cạnh tranh kinh tế bình thường củng cố hiệu quả vể giá cả và giúp điều chỉnh cung và cầu. Về mặt năng động, nó dẫn đến tình trạng mà Joseph Schumpeter gọi là „sự hủy diệt sáng tạo“ – một cơ chế mạnh mẽ để chuyển hoá kiến thức, ý tưởng và thử nghiệm thành các sản phẩm, dịch vụ và tiến trình giảm chi phí mới. Nói cách khác, nó dẫn đến những tiến bộ trong hạnh phúc của con người.
Không có lý do gì để nghĩ rằng cạnh tranh xuyên biên giới không thể tạo ra những lợi ích tương tự. Ngược lại, kinh nghiệm cho thấy rằng nó có thể, miễn là hỗ trợ các cấu trúc pháp lý và quy định được thành hình và một sân chơi có mức độ. Phải thừa nhận rằng, việc cung cấp những điều kiện này – đặc biệt là một sân chơi bình đẳng – rất khó khăn ở quy mô quốc tế, nhưng điều đó không có nghĩa là việc này không thể không thực hiện được.
Cạnh tranh chiến lược là một vấn đề khác. Rốt cuộc, có những công nghệ sử dụng kép mạnh mẽ – thường xuất hiện từ các lĩnh vực không thuộc về quốc phòng – nó thúc đẩy cả các mục tiêu kinh tế và an ninh quốc gia. Các nhà lãnh đạo không nên cho đây không phải là trường hợp được đặt ra.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là các quốc gia bị lên án là chơi một loại trò chơi có tổng bằng không, tập trung vào việc làm cho (hoặc giữ cho) những người khác yếu đuối. Thay vào đó, Trung Quốc và phương Tây nên đồng ý đạt được và duy trì mức độ bình đẳng về kinh tế, công nghệ và quốc phòng. Điều này có nghĩa là từ bỏ những nỗ lực để ngăn chặn sự phổ biến kiến thức và công nghệ – một sự nghiệp mà hiếm khi nó là hữu hiệu về lâu dài.
Một phương cách như vậy sẽ tránh được sự phân hoá lớn hơn của hệ thống kinh tế toàn cầu, điều này đặc biệt gây thiệt hại cho các phía thứ ba. Và nó sẽ ngăn chặn việc sử dụng tấn công các khả năng quân sự hoặc công nghệ – rất quan trọng trong một môi trường mà không bên nào tin tưởng bên kia.
Nhưng một hệ thống làm giảm đi nhu cầu cho việc tin tưởng không biện minh được cho sự công kích lẫn nhau. Không có gì sai lầm khi dành ưu tiên cho hệ thống quản trị ở quốc gia của chính mình, bao gồm cả sự cân bằng cụ thể giữa quyền cá nhân và lợi ích tập thể. Chọn một ưu thế như vậy dựa trên các yếu tố như kinh nghiệm cá nhân, giáo dục và các giá trị, không phải thực tế khách quan. Không có bằng chứng rõ ràng cho thấy là một hệ thống quản trị đặc biệt đảm bảo cho việc phát triển kinh tế và xã hội. Cả hai nền dân chủ và hệ thống độc đảng đã tạo ra kết quả phát triển tốt và xấu. Dường như là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất để phát triển là cam kết của các nhà lãnh đạo đối với một tầm nhìn toàn diện về hạnh phúc của con người.
Khi chúng ta cho rằng hệ thống mà chúng ta ưa thích hơn là vượt trội về mặt khách quan và chê bai các lựa chọn thay thế, cuối cùng, chúng ta sẽ đóng khung sai lạc các điều kiện và kết quả khả dĩ của cạnh tranh kinh tế và chiến lược. Tệ hơn, cạnh tranh về quản trị xem thường các khía cạnh hiệu quả hơn của sự tương thuộc.
Cạnh tranh kinh tế, công nghệ và quân sự là không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là liệu cạnh tranh có mang tính xây dựng hay không. Hiện tại, thế giới đang tiến tới một tình trạng quân bình, trong đó nó sẽ không quân bình đối với các nước khác, bên thứ ba, hoặc các nước „không phải nhân vật chính“, hứng chịu nhiều nhất.
Nhưng vẫn chưa quá muộn để thay đổi hướng đi. Do thiếu thông tin và sự tin tưởng, cùng với các động lực chính trị nội bộ, làm như vậy sẽ cần sự can đảm đáng kể từ các nhà lãnh đạo ở cả hai bên. Bước đầu tiên là cho cả hai bên từ bỏ loại hùng biện khiêu khích mà chúng ta đã thấy trong những tuần gần đây.
***
Michael Spence đoạt giải Nobel Kinh tế, Giáo sư hồi hưu khoa Kinh tế, Trưởng khoa Kinh doanh Hậu đại học, Đại học Stanford, Thành viên cao cấp thuộc Viện Hoover, Ủy ban Học thuật thuộc Học viện Luohan, Đồng chủ trì Ban cố vấn của Viện Toàn cầu Châu Á, Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu độc lập về Tăng trưởng và Phát triển, tác giả sách The Next Convergence: The Future of Economic Growth in a Multispeed World.
Bài liên quan:
Sự thuần lý trong cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
Hung đồ của Trung Quốc và chính sách tái quân bình của Mỹ tại châu Á
Lợi thế của Mỹ ở châu Á không suy giảm
* Tựa đề bản dịch là của người dịch