Joseph E. Stiglitz

Năm 2015 là một năm quá khó khăn cho khắp mọi nơi. Brazil rơi vào suy thoái. Kinh tế Trung Quốc trải nghiệm một cuộc va chạm nghiêm trọng đầu tiên sau gần bốn thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng và gian nan. Khu vực sử dụng tiền euro quản lý để tránh cho Hy Lạp khỏi sụp đổ, nhưng tình trạng gần như trì trệ vẫn còn tiếp tục, nó góp phần làm cho những gì mà người ta chắc chắn sẽ xem đây như là một thập kỷ bị mất. Đối với Hoa Kỳ, năm 2015 được dự đoán là năm cuối cùng xếp lại cuốn sách về cuộc Đại suy thoái, mà nó đã bắt đầu mở ra từ năm 2008; thay vào đó, sự phục hồi của Mỹ đang là khá vào mức trung bình.
Thật vậy, Christine Lagarde, Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã tuyên bố là tình trạng hiện nay của nền kinh tế toàn cầu là bình thường mới. Những người khác, khi hồi tưởng tình trạng cực kỳ bi quan sau khi kết thúc Thế chiến thứ II, họ e sợ rằng nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy trầm, hoặc ít nhất là tình trạng trì trệ còn kéo dài.
Đầu năm 2010, tôi đã cảnh báo trong cuốn sách của tôi là Freefall, trong đó tôi mô tả các biến cố dẫn đến cuộc Đại suy thoái, mà nếu không có các phản ứng thích hợp, thì thế giới chịu liều rơi vào những gì tôi gọi là một cuộc Đại Hoạ. Thật không may, tôi đã có lý: Chúng ta đã không làm điều cần thiết, và rõ ràng là chúng ta đã lọt đúng vào tình trạng mà tôi lo sợ.
Nền kinh tế thiếu sinh động này là dễ hiểu, và các biện pháp khắc phục vốn đã có sẵn. Thế giới phải đối mặt với sự thiếu hụt của tổng số cầu, gây ra bởi một sự kết hợp của sự bất bình đẳng ngày càng tăng và một loạt các biện pháp thiếu suy xét về cách tiết kiệm ngân sách. Những người nhà giàu ở đầu bảng lợi tức chi tiền ít hơn so với những người nghèo ở cuối bảng, vì vậy mà luồng tiền di chuyển đi lên, khi lượng nhu cầu đi xuống. Và các nước như Đức mà tình trạng số thặng dư ngoại tệ cao còn kéo dài, nên họ tạo ra một vấn đề quan trọng cho lượng nhu cầu chung khiếm hụt.
Cùng lúc ấy, Mỹ bị một dạng nhẹ hơn của các biện pháp tiết kiệm ngân sách hiện đang áp dụng ở châu Âu. Thật vậy, ở Mỹ có ít hơn 500.000 người là được sử dụng trong các khu vực công so với trước thời khủng hoảng. Nếu có sự mở rộng bình thường trong vấn đề nhân dụng của chính phủ kể từ năm 2008, chắc sẽ có được hơn hai triệu người là có việc.
Hơn nữa, phần lớn thế giới đang phải đối mặt – với tình trạng khó khăn – là nhu cầu chuyển hoá về mặt cấu trúc: từ sản xuất chế biến cho đến dịch vụ ở châu Âu và Mỹ, và từ sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu là chính sang đến nền kinh tế do nhu cầu nội địa làm chủ đạo ở Trung Quốc. Cũng tương tự như vậy, hầu hết các nền kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên ở châu Phi và châu Mỹ La tinh, họ đã không tận dụng lợi thế của sự bùng nổ giá thương phẩm được cũng cố bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc để tạo cho mình thành một nền kinh tế đa dạng. Bây giờ họ phải đối mặt với những hậu quả của sự ép giá cho các mặt hàng chính để xuất khẩu. Thị trường không bao giờ có thể tự làm biến đổi về cấu trúc như vậy dễ dàng cho họ.
Có những nhu cầu lớn lao trong toàn cầu chưa được đáp ứng mà nó có thể thúc đẩy tăng trưởng. Chỉ với cơ sở hạ tầng là có thể thu hút hàng nghìn tỷ đô la đầu tư, biện pháp này không chỉ đúng trong các nước đang phát triển, mà còn đúng cho Mỹ, nơi mà cơ sở hạ tầng chủ yếu đã không đầu tư đúng mức trong nhiều thập kỷ. Hơn nữa, toàn thế giới cần phải trang bị thêm để đối mặt với thực tế của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong khi các ngân hàng của chúng ta đang hồi phục được tình trạng lành mạnh, họ đã chứng tỏ là họ không đủ sức để đạt mục tiêu. Họ tỏ ra nổi trội trong việc khai thác và làm biến động thị trường; nhưng họ đã thất bại trong chức năng thiết yếu trong các vai trò trung gian. Giữa những người tiết kiệm dài hạn (ví dụ, quỹ tài sản của nhà nước và những quỹ tiết kiệm cho hưu bổng) và chương trình đầu tư dài hạn trong cơ sở hạ tầng nằm trong khu vực tài chính có nhiều thiển cận và bị rối loạn chức năng.
Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị cuả Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ là Ben Bernanke đã từng nói rằng thế giới đang bị một tình trạng „thừa tiết kiệm“. Tình trạng này có thể là trường hợp sử dụng tốt nhất về tiền tiết kiệm cuả thế giới để đầu tư vào các nhà tệ hại ở vùng sa mạc Nevada. Nhưng trong thế giới thực, có tình trạng thiếu hụt của các ngân quỹ; thậm chí các dự án có doanh thu về mặt xã hội cao, nhưng thường là không thể được tài trợ.
Việc chữa trị duy nhất cho tình trạng bất ổn của thế giới là làm gia tăng tổng số cầu. Tình trạng tái phân phối sâu rộng mức thu nhập sẽ hữu ích, như cải cách triệt để hệ thống tài chính của chúng ta – không chỉ để ngăn chặn việc áp đặt các nguy cơ cho các tầng lớp khác của chúng ta, mà còn để giúp cho các ngân hàng và tổ chức tài chính khác làm những gì mà họ được suy đoán là phải làm: đó là tạo kết hợp cho các tiết kiệm dài hạn cho các nhu cầu đầu tư dài hạn.
Nhưng một số vấn đề quan trọng nhất của thế giới sẽ cần có đầu tư của chính phủ. Chi tiêu như vậy là cần thiết trong cơ sở hạ tầng, giáo dục, công nghệ, môi trường, và tạo điều kiện cho các thay đổi về mặt cơ cấu cần thiết trong khắp mọi nơi trên trái đất.
Những trở ngại về mặt kinh tế toàn cầu không chỉ bắt nguồn từ kinh tế, nhưng từ trong chính trị và ý thức hệ. Khu vực tư nhân tạo ra sự bất bình đẳng và suy thoái môi trường mà hiện nay chúng ta phải tính đến. Các thị trường sẽ không thể giải quyết những vấn đề này và các vấn đề quan trọng khác mà thị trường đã tạo ra, hoặc khôi phục lại sự thịnh vượng cho mình. Các chính sách của chính phủ tích cực là cần thiết.
Điều đó có nghĩa là phải khắc phục thâm hụt quá mức. Nó tạo ra ý nghĩa đối với các nước như Mỹ và Đức, mà cả hai có thể cho vay với lãi suất âm và thực trong dài hạn để cho vay đối với các khoản đầu tư khi cần thiết. Cũng tương tự như vậy, ở hầu hết các nước khác, tỷ lệ doanh thu qua đầu tư công vượt xa phí tổn của các quỹ. Đối với những nước này, đi vay bị hạn chế, nhưng còn có một giải pháp, đó là dựa trên nguyên tắc lâu đời của tác dụng cuả số nhân trong việc cân đối ngân sách. Sự gia tăng công chi được tài trợ với cách tăng thuế sẽ kích hoạt cho nền kinh tế. Thật không may, có nhiều quốc gia, trong đó có Pháp, đang tham gia vào các biện pháp thu hẹp để đem lại quân bình ngân sách.
Những người lạc quan nói rằng năm 2016 sẽ là năm tốt hơn so với năm 2015. Điều đó có thể thành sự thật, nhưng quá mơ hồ nên không ai có thể nhận ra như vậy. Khi mà chúng ta không giải quyết vấn đề thiếu hụt trong tổng số cầu trên toàn cầu, thì các bất ổn sẽ còn keó dải.
***
Joseph E. Stiglitz đoạt giải Nobel về Kinh tế và là Giáo sư Đại học Columbia. Ông là Chủ tịch Hội Đồng Tư Vấn Kinh tế cho Tổng Thống Bill Clinton và đã làm việc cho Ngân Hàng Thế Giói trong chức vụ Phó Chủ Tịch. Tác phẩm mới nhất của ông viết chung với Bruce Greenwald là Creating Learning Society: A New Approach to Growth, Development, and Social Progress.
Nguyên tác: The Great Malaise Continues