Project-Syndicate
Đỗ Kim Thêm dịch

Samuel Corum/Getty Images
Dân chủ được đặt tiền đề trên sự bình đẳng, và tất cả người dân được cho là có cơ hội đồng đều để tạo ảnh hưởng đến các quyết định chính trị. Nhưng trong một thời gian quá dài ở Mỹ, các hệ thống chính trị và bầu cử đã phục vụ cho các lợi ích của giới tinh hoa và những người giàu có mà những người không có bằng đại học phải trả cái giá này.
Câu chuyện chính hiện tại ở Mỹ kể rằng nền dân chủ đang bị đe dọa bởi những người cuồng nhiệt theo chủ trương làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA), những người phủ nhận bầu cử và đảng viên Cộng hòa, những người đang đe dọa bỏ qua những kết quả bất lợi (cũng như tuyển dụng những người trung thành để giám sát các cuộc bầu cử và địa điểm bỏ phiếu của cảnh sát).
Câu chuyện kể đó là đúng, nhưng chỉ đến một điểm. Có một câu chuyện khác, dài hơn với một tập hợp của nhóm khác vi phạm luật. Đó là một câu chuyện mà trong đó, trong hơn 50 năm, những người Mỹ không có bằng đại học đã chứng kiến cuộc sống của họ suy tàn vì một loạt các kết quả thuộc về vật chất, sức khỏe và xã hội.
Mặc dù hai phần ba dân số Mỹ trưởng thành không có bằng đại học bốn năm, hệ thống chính trị hiếm khi đáp ứng được các nhu cầu của họ và thường xuyên ban hành các chính sách gây thiệt hại cho họ bằng cách làm lợi cho lợi ích của doanh nghiệp và người Mỹ có học vấn cao hơn. Những gì mà họ đã bị „đánh cắp“ không phải là một cuộc bầu cử, mà là quyền tham gia vào việc tạo ra quyết định chính trị – một quyền được cho là được đảm bảo bởi nền dân chủ. Nhìn theo chiều hướng này, những nỗ lực của họ để giành quyền kiểm soát hệ thống bỏ phiếu không phải là sự bác bỏ đối với các cuộc bầu cử công bằng như một thử nghiệm để làm cho các cuộc bầu cử mang lại một số điều mà họ mong muốn.
Hãy xét đến một số kết quả đang thúc đẩy cho nhóm có cùng đặc điểm này. Ngay cả trước khi đại dịch, tuổi thọ dự liệu – một thước đo vững chắc về sức khỏe của xã hội cũng như cá nhân đã giảm đối với nam giới có trình độ học vấn thấp hơn kể từ năm 2010 và đối với nữ giới ít học hơn kể từ năm 1990 hoặc trước đó. Các nhóm trẻ hơn có cùng đặc điểm của những người Mỹ kém học vấn cho biết là họ là có nhiều tổn thương trong mọi lứa tuổi hơn khi so với các nhóm lớn tuổi hơn.
Hơn nữa, sự tham gia của lực lượng lao động đã giảm trong nhiều thập niên đối với nam giới kém học vấn và kể từ năm 2000 đối với nữ giới ít học. Mức lương trung bình thực tế (sau khi được điều chỉnh theo mức lạm phát) cho nam giới không có bằng đại học đã có xu hương giảm đi kể từ năm 1970. Những người Mỹ có trình độ thấp đã trải qua tình trạng sụt giảm tỷ lệ kết hôn và gia tăng việc sinh con ngoài giá thú. Việc tham dự sinh hoạt tôn giáo đã giảm, và nhiều nam giới ít học đang rời bỏ bất kỳ tổ chức hỗ trợ nào.
Theo một cuộc thăm dò gần đây của Siena thuộc New York Times, hai phần ba các cử tri tin rằng chính phủ „hoạt động chủ yếu là để mang lại lợi ích cho giới tinh hoa đầy quyền lực“. Quan điểm này không chỉ giới hạn ở những người phủ nhận bầu cử, hoặc đảng viên Cộng hòa, hoặc những người ít học; nhưng chính nhóm cử tri ít học này đã phải cam chịu từ các chính sách mà do việc không quan tâm trong chính trị tạo ra. Ví dụ như mức lương tối thiểu của liên bang đã không được tăng lên kể từ năm 2009.
Cũng tương tự như vậy, các chính trị gia Mỹ đã bán việc gia nhập của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ cho Tổ chức Thương mại Thế giới như là những chính sách đôi bên cùng có lợi mà nó sẽ giúp ích cho người Mỹ cũng như người Mễ và Hoa. Nhưng trái ngược với những gì các nhà kinh tế đã hứa hẹn và những gì có thể đã xảy ra trong quá khứ, tình trạng mất việc làm sau đó không dẫn đến việc mọi người được nâng cấp trong công việc và di chuyển đến những nơi hưng thịnh. Điều này một phần là do những nơi đó không còn rẻ nữa, và một phần vì những công việc tốt hơn đòi hỏi một thứ mà những công việc cũ không yêu cầu: bằng đại học bốn năm.
Đúng như vậy, có những trường hợp ngoại lệ. Đạo luật Chăm sóc Sức khoẻ với giá cả phải chăng (The Affordable Care Act, Obamacare) đã cung cấp bảo hiểm y tế cho hàng chục triệu người trước đây không có bảo hiểm. Nhưng đảm bảo cho việc này đạt được có nghĩa là mua chuộc ngành công nghiệp y tế và do đó đánh đổi bất kỳ cơ hội cho việc kiểm soát chi phí nào. Đối với hầu hết giới lao động Mỹ, bảo hiểm y tế được trả bằng một loại thuế cố định dựa trên tiền lương, điều này làm giảm lương cho những người kém tay nghề nhất và khuyến khích các doanh nghiệp đưa công việc ra ngoài luồng và loại bỏ việc làm. Với việc tài trợ cho bảo hiểm y tế thông qua thị trường lao động, các chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao đang tạo thêm áp lực lên tiền lương và các việc làm tốt cho những người ít kỹ năng hơn.
Không chỉ các phiếu bầu trong Quốc hội thiên về các cử tri giàu có hơn; các vấn đề mà những người bình dân quan tâm nhất – bao gồm việc bảo hiểm sức khỏe cho người phải trả, một lựa chọn công khai cho bảo hiểm y tế và tăng lương tối thiểu – thậm chí không bao giờ được đưa vào nghị trình lập pháp. Các nhà vận động hành lang thành công hơn nhiều so với cử tri trong việc thiết lập các nghị trình.
Thật là rất khó (mặc dù không phải là không thể) để được bầu vào Quốc hội mà không có sự hỗ trợ tố đa về tài chính. Trong khi hệ thống tài trợ cho chiến dịch tranh cử của Mỹ hiếm khi dẫn đến tham nhũng hoàn toàn, nó lựa chọn chặt chẽ đối với giới lập pháp mà họ có quan điểm thuận lợi cho giới kinh doanh và tư bản, không phải cho lao động. Do đó, các đại biểu quốc hội đã nới lỏng các luật có lợi đối với các nhà sản xuất và phân phối và ngăn chặn các cuộc điều tra gây độc hại cho họ đối với các cử tri. Hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người trong số này bị đối xử tệ bạc như vậy, họ lại dè dặt trong việc chấp nhận thuốc vắc xin khi thuốc này được một cơ chế lâu đời mất tín nhiệm cổ suý
Một vấn đề khác là các doanh nghiệp đã và đang tăng các chi phí, mà do đó việc tái phân phối thu nhập từ nguồn lao động chuyển sang nguồn vốn. Tệ hơn nữa, xu hướng này đã tạo ra sự suy yếu lâu dài của việc thực thi luật chống độc quyền, mặc dù không có sự ủng hộ công khai nào đối với việc chấp pháp yếu kém hơn, cũng như không có các nhà lập pháp nào đưa ra lập trường ủng hộ cho việc này. Việc này được thực hiện bởi các cơ quan giám sát và thẩm phán, họ là những người được tuyển chọn vì họ có nhạy cảm đối với áp lực từ các nhóm ủng hộ doanh nghiệp.
Những người Mỹ ít học là những người có nguy cơ tử vong sớm cao hơn không phải tất cả đều bỏ phiếu cho Donald Trump vào năm 2016 và 2020; nhưng nhiều người trong số họ đã làm. Sự chồng chéo có thể được nhìn thấy bằng cách lập bảng „cái chết của sự tuyệt vọng“ – do tự tử, sử dụng ma túy quá liều và bệnh gan do rượu – trên khắp các địa phương và so các việc này với tỷ lệ phiếu bầu dành cho Trump.
Nhưng có một mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa tỷ lệ tử vong và những người phủ nhận bầu cử. The New York Times đã xem xét tỷ lệ tử vong ở các khu vực bầu cử quốc hội và phát hiện rằng số chết vì tuyệt vọng cao hơn ở các khu vực quốc hội của các đại diện đảng Cộng hòa, họ là những người đã bỏ phiếu chống lại việc chứng nhận cuộc bầu cử của Joe Biden so với các địa hạt của các đại diện đảng Cộng hòa, những người đã bỏ phiếu để chứng nhận. Đó là một trường hợp của nền dân chủ đang vận hành – mặc dù là một nền dân chủ có nhiều giận dữ, vô ích và thất vọng.
Nền dân chủ được đặt tiền đề trên sự bình đẳng. Tất cả công dân được cho là có cơ hội bình đẳng để gây ảnh hưởng đến các quyết định về chính trị. Các cử tri theo chủ trương làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) có thể đang đe dọa hệ thống giống như không bao giờ có trước đây, nhưng họ đã không xuất hiện từ trong khoảng không.
***
Angus Deaton đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2015, Giáo sư hồi hưu thuộc Princeton School of Public and International Affairs và University of Southern California. Ông là đồng tác giả của Deaths of Despair and the Future of Capitalism, Princeton University Press, 2020.