Đỗ Kim Thêm tuyển dịch

MÜSAVAT từ Azerbaijan thuộc Liên Xô cũ kết luận:
“ Gorbachev được gọi một cách trìu mến ở phương Tây là Gorbi, thật thú vị khi Gorbi được yêu mến ở đó và đã bị căm ghét trên lãnh thổ của Liên Xô cũ.
Khi được hỏi tại sao không bảo vệ Liên Xô, Gorbachev thường đưa ra những lời giải thích buồn cười. Ông không muốn một cuộc nội chiến nổ ra và máu chảy. Đó là những gì khi người ta đã gửi quân đến Kazakhstan, Tbilisi, Baku và các nước Baltic khiến cho nhiều người bị thiệt mạng.
Tuy nhiên, Gorbachev không thể tự chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của Liên Xô.
Thực tế là nhà nước không còn bất kỳ sự hỗ trợ nào của xã hội. Liên Xô là một đất nước kỳ lạ, vô nghĩa, ngu ngốc. Được cho là mọi thứ đều thuộc về người dân, nhưng không ai có bất cứ cái gì.
Vào thời điểm đó, mọi người đã chờ đợi mười năm để mua một chiếc xe hơi. Hàng triệu người bị thối rữa trong các khu nhà ổ chuột. Họ khao khát một chút tiện nghi như có một phòng tắm. Nếu ai muốn học đại học, phải bôi trơn.
Khi Liên Xô sụp đổ, mọi người đều muốn điều đó. Và không ai đứng và bảo vệ cho Liên Xô. Liên Xô luôn cần một vật tế thần cho các tiến trình lịch sử. Và Gorbachev là vật tế thần cho người dân Liên Xô chúng ta.“
Tờ EL ESPECTADOR của Colombia nhớ lại tầm nhìn của người quá cố:
„Thật là một sự nhẹ nhõm đáng ngạc nhiên khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư của đảng Cộng Sản Liên Xô năm 1985.
Thế giới khi đó đang trên bờ vực thẳm của vũ khí hạt nhân, và chính trị gia 54 tuổi đã nhận ra rằng sự mục nát đe dọa đất nước của ông, chứ không phải là phương Tây. Ông quyết định cải cách Liên Xô, mở cửa với thế giới bên ngoài và làm việc vì hòa bình.
Ngày nay, dưới thời Putin, Nga lại một lần nữa là một quốc gia độc đoán và gần giống với hệ thống mà Gorbachev đã trải qua. Nhưng chính Gorbachev đã kết thúc Chiến tranh Lạnh, thả tù nhân chính trị, phá vỡ thế độc quyền quyền lực của đảng Cộng sản và khởi xướng một cuộc tranh luận về tội ác của chủ nghĩa Cộng sản. Thế giới đang mắc nợ Gorbachev vì các việc này.
Mặt khác, trách nhiệm đối với sự phát triển sau thời Gorbachev nằm ở Yeltsin và sự thiếu ý thức dân chủ của ông ta, và Gorbachev đã công khai cảnh báo chống lại Putin ngay từ năm 2006″.
Tờ báo DAGENS NYHETER của Thụy Điển chỉ ra ảnh hưởng của sự sụp đổ của bức tường Berlin đối với các dân tộc ở Trung và Đông Âu:
„Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và các quốc gia bù nhìn đã trở thành những nền dân chủ có khả năng sống còn đã sớm tìm cách gia nhập cơ quan EU và khối NATO.
Chính mong muốn này của Ukraine đã khiến Putin gửi những kẻ phá hoại đầu tiên và cuối cùng là xe tăng và binh lính qua biên giới.
Gorbachev không tìm kiếm sự tan rã của Liên Xô, nhưng ông muốn chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt con người. Nhưng khi mọi người cảm nhận được tự do, các lực lượng được giải phóng mà quyền lực không phải lúc nào cũng có thể chống lại. Đây là di sản của Gorbachev.“
Nhật báo HUANQIU SHIBAO từ Trung Quốc đi đến một đánh giá hoàn toàn khác:
„Đối với những ý tưởng dân chủ và cởi mở của mình, Gorbachev đã được ca ngợi, tôn kính và trao nhiều giải thưởng ở phương Tây, chẳng hạn như giải Nobel Hòa bình và Huân chương Tự do Mỹ. Trên thực tế, sẽ không có sự thống nhất của Đức nếu không có nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô.
Nhưng phần thưởng cho hành động của Gorbachev là gì? Ngay cả việc tự nguyện giải thể khối Warsaw cũng không thể ngăn cản NATO mở rộng năm lần đến biên giới Nga ở phía đông.
Những thất bại lớn nhất của Gorbachev nằm ở chỗ là trước những ảo tưởng tuyệt đối về tiến trình Tây phương hóa hoàn toàn, ông đã không cho đất nước thấy con đường phát triển của riêng mình.
Hậu quả cũa vấn đề rất là sâu rộng: Liên Xô sụp đổ trong vòng chưa đầy sáu năm, Đảng Cộng sản của ông mất đi tính chính thống để cai trị. Dưới thời Gorbachev, Nga có thể đã trở nên tự do hơn một chút. Mặt khác, người dân Nga không hạnh phúc và giàu có hơn.“
Tờ PRAVO của Séc ghi nhận rằng:
„Để Liên Xô có thể tự cải tổ, họ cần bình yên trên trường quốc tế. Do đó, các cuộc đàm phán về giải trừ quân bị và bật đèn xanh cho việc thống nhất nước Đức. Gorbachev đặt ra định hướng và tiếp tục không can thiệp vào công việc của các quốc gia khác.
Đây chính là lý do tại sao các chế độ cộng sản ở Trung và Đông Âu kết thúc. Các nhà lãnh đạo của họ đã bắt chước Gorbachev, nhưng thực tế không hiểu Gorbachev chút nào. Và cuối cùng các nước đã sụp đổ mà không có cái nạng của Moscow chống đở.
Rốt cuộc, Gorbachev là người bảo trợ cho sự rút lui của Hồng quân và giải thể Hiệp ước Warsaw. Liên Xô sụp đổ sớm hơn so với nền dân chủ có thể giành được chỗ đứng ở đó.“
Nhật báo TAGES-ANZEIGER từ Thụy Sĩ không bỏ qua những lời chỉ trích phương Tây:
„Gorbachev trở thành anh hùng khi ông tiến bước đơn phương ở phương Tây: giải trừ quân bị, rút khỏi Afghanistan, giải phóng khối Đông Âu, thống nhất nước Đức. Gorbachev không nhận được gì ngoài những lời nói rỗng tuếch.
Gorbachev đã bị thuyết phục rằng để đổi lại, khối NATO sẽ kiềm chế mở rộng sang biên giới Nga và các liên minh chung mới sẽ được thiết lập: Moscow muốn có một vị trí thích hợp trong ‚Ngôi nhà châu Âu‘. Nhưng chuyện không thành. Vì điều này, ông đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1990.”
Trước di sản của Gorbachev, tờ báo Pháp LIBERATION tỏ ra khiêm tốn khi nhận định là:
„Gorbachev đã xoay chuyển thế giới mà không đạt được việc thay đổi đất nước của mình. Nhưng chúng ta sẽ là ai để đánh giá lý do cho sự thất bại này với quy mô của các sự kiện toàn cầu mà Gorbachev đã kích hoạt? Di sản này không thể bị chia cắt, nó sẽ được bảo vệ như một tổng thể“.
Tổng hợp từ Die internationale Presseschau, 1. September 2002 Deutschalndfunk