Đỗ Kim Thêm tuyển dịch

Nhân kỷ niệm ngày xảy ra bạo loạn tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ 6/1, có vô số các báo chí quốc tế đã đồng loạt đưa ra những bài xã luận khác nhau. Sau đây là một vài bình luận tiêu biểu được tuyển dịch để giới thiệu.
Tờ báo DENNIKN từ Slovakia nhận định là:
„Những người lạc quan hy vọng vào thời điểm đó cho rằng cuộc tấn công gây sốc vào điện Capitol sẽ đánh dấu một bước ngoặt. Điểm sâu thẩm trong văn hóa chính trị này, sự đứng đắn của con người và tình trạng phân hoá trong đảng phái của xã hội Mỹ thực sự phải gây ra một giai đoạn suy ngẫm, ít nhất là tình trạng trở lại bình thường và hành vi văn minh. Nhưng một năm sau vụ tấn công, không có gì là giống như vậy xảy ra.“
Nhật báo WASHINGTON POST chỉ trích vai trò của các dân biểu thuộc đảng Cộng hòa:
„Họ đã dành phần lớn trong 364 ngày sau biến động tại điện Capitol để che đậy mọi dấu vết của cuộc nổi dậy và vai trò của Trump trong đó. Họ từ chối thủ tục luận tội phế truất, họ từ chối một ủy ban độc lập, họ từ chối một ủy ban điều tra.
Nhưng ngay cả sau hành vi gây hại này, vào ngày kỷ niệm đầu tiên, đảng Cộng hòa bằng cách nào đó đã khám phá ra những chiều sâu hoàn toàn mới. Hạ viện đã họp để dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân. Điều này cũng bị đảng Cộng hòa tẩy chay. Ở phía bên trái của Hạ viện, khoảng 50 đảng viên Dân chủ đã đứng lên. Ở phía bên kia lối đi, có một nghị sĩ đảng Cộng hòa là duy nhất.“
Nhật báo DER STANDARD từ Áo có quan điểm tương tự và tìm thấy những ngôn từ rõ ràng:
„Trong mối nguy hiểm hiện hữu như ngày nay, 245 năm sau khi bắt đầu, sự thí nghiệm về dân chủ của Mỹ vẫn còn khan hiếm. Điều này được thể hiện qua các con số:
Không chỉ hai phần ba đảng viên đảng Cộng hòa cho biết trong một cuộc thăm dò từ mùa hè rằng Donald Trump đã bị lừa dối chiến thắng bầu cử của mình, mà còn có 29% những người độc lập. „Lời nói dối nghiêm trọng“ của cuộc bầu cử bị đánh cắp, mà cựu Tổng thống Trump kể lại liên tục, gây ảnh hưởng.
Một năm sau cuộc đảo chính, đảng Cộng hòa đang trên đường giành được đa số trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11″.
The BOSTON GLOBE từ Mỹ đã đề cập đến các sự kiện ngày 6 tháng 1 và đánh giá lại theo quan điểm pháp lý trong bài xã luận. Các thủ tục tố tụng đã được khởi xướng để chống lại nhiều người tham gia vào cuộc tấn công điện Capitol.
“Nhưng cho đến nay, không ai trong số những kẻ xúi giục cuộc nổi dậy này đã bị đưa ra toà án – cụ thể là những người đàn ông và phụ nữ, trong đó có một số công chức, những người đã tìm ra và tuyên truyền về sự gian lận bầu cử.
Đây là một thiếu sót trắng trợn và một sự nguy hiểm. Nếu không ai trong số những người chịu trách nhiệm về sự hỗn loạn này phải chịu trách nhiệm, thì chính phủ thất bại trong một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của mình: tự bảo vệ mình. Cựu Tổng thống Donald Trump, cùng với các cộng sự của mình trong Nhà Trắng, Quốc hội và hơn thế nữa, đã tìm cách làm suy yếu nền dân chủ để duy trì quyền lực.”
(Cập nhật của người dịch: Bộ Tư Pháp loan báo, cho đến nay, hơn 725 người bị bắt liên quan đến vụ bạo loạn, khoảng 145 người nhận tội liên bang, trong đó có 20 người nhận tội đại hình. Bộ Tư Pháp cho biết thêm là sẽ tiếp tục điều tra và truy tố những người dính líu và cam kết sẽ bảo vệ dân chúng và nền dân chủ Mỹ tránh cảnh tương tự sẽ xảy diển.)
Tờ WALL STREET JOURNAL từ NEW YORK cho là „Ngày hôm đó là một sự ô nhục quốc gia“.
„Trump không trực tiếp kêu gọi bạo lực, nhưng đã xúi giục những người ủng hộ ông xông vào điện Capitol. Tồi tệ hơn, ông đã không làm gì để ngăn chặn các cuộc bạo loạn trong khi xem diễn biến trên truyền hình tại Nhà Trắng. Đây là một thất bại lớn về cá tính và nghĩa vụ“.
Tờ LA RAZON của Mexico cho biết:
„Một năm sau cơn bão tại điện Capitol, sự chia rẽ của xã hội Mỹ đã ngày càng sâu đậm.
Theo các cuộc thăm dò, chỉ có 6 trong số 10 người dân tin rằng Tổng thống Biden nhậm chức một cách hợp pháp và gần 40% đã mất niềm tin vào nền dân chủ. Rất ít đảng viên Cộng hòa như Liz Cheney sau đó lên án âm mưu đảo chính. Đa số đã quyết định giữ im lặng hoặc ủng hộ lời nói dối của một cuộc bầu cử bị đánh cắp“.
Tờ CHICAGO TRIBUNE viết trong bài xã luận là:
„Tờ báo 175 năm tuổi này không biết về bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy là Joe Biden đã đánh cắp nhiệm kỳ tổng thống. Và chúng tôi đã thấy rất nhiều và không bao giờ ngần ngại gọi tên các mối đe dọa đối với sự thống nhất của chúng tôi.
Nước Mỹ đã phải trả giá đắt cho sự bất lực đơn giản trong việc thừa nhận thất bại, ông Trump, ông ngủ như thế nào lúc đêm?“
THE WASHINGTON TIMES có lập trường khác khi viết rằng:
„Đảng Dân chủ và các phương tiện truyền thông nên ngừng phân loại sai lạc về các sự kiện gọi là một ‚cuộc tấn công'“
„Những gì xảy ra vào ngày 6/1 là một sự náo động nổ ra như là đỉnh điểm của sự thất vọng kéo dài hằng tuần. Hàng trăm người Mỹ cảm thấy họ đã mất tiếng nói và đất nước của họ, việc này đã đạt đến một bước ngoặt trong nội tình.
Họ kiên quyết đòi phải được lắng nghe theo cách kém hiệu quả nhất và thiếu văn minh nhất: bằng cách vi phạm pháp luật“.
Trong bài xã luận dành cho khách mời trên tờ NEW YORH TIMES, Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter viết:
„Bạo lực không có chỗ đứng trong nền chính trị của chúng ta. Chúng ta cần khẩn trương thông qua hoặc thắt chặt luật pháp để chống lại vụ kêu gọi ám sát, đe dọa và sự hiện diện của dân quân vũ trang tại các buổi lể. Chúng ta cần bảo vệ các quan chức bầu cử của chúng ta trước các mối đe dọa. Các cơ quan thực thi pháp luật phải có quyền để giải quyết những vấn đề này“.
Nhà bình luận của nhật báo The GUARDIAN, Luân Đôn, dám đưa ra một lời tiên tri:
„Donald Trump đã trỗi dậy trở lại và nắm kiểm soát đảng của ông như một giáo phái. Ông và các đồng minh có thời gian để soạn thảo kế hoạch cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, và các nhà lập pháp ở các bang khác nhau đang trong tiến trình xây dựng một cỗ máy để đánh cắp cuộc bầu cử. Nói tóm lại, ngày 6 tháng 1 không phải là một kết thúc, mà là một khởi đầu.“
Tờ OUEST FRANCE từ Rennes, Pháp nhận xét:
„Chủ nghĩa Trump vẫn còn sống“, Donald Trump vẫn kiểm soát Đảng Cộng hòa, ở Washington cũng như ở các tiểu bang, nơi những người ủng hộ ông đang làm việc không mệt mỏi để làm suy yếu địa hình của cuộc bầu cử tiếp theo.“
Tờ NEUE ZÜRCHER ZEITUNG từ Thuỵ Sĩ cũng có quan điểm tương tự:
„Trump có cơ hội tốt nhất để trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng mình một lần nữa vào năm 2024. Cho đến lúc đó, ông và những người trung thành của mình đang làm việc để nâng những người trung thành lên các vị trí quan trọng và điều chỉnh các quy tắc bầu cử dưới cái cớ chống gian lận. Điều này nhằm tạo điều kiện cho nỗ lực tiếp theo thành công“.
Tờ LA VANGUARDIA từ Madrid lo ngại rằng:
„Mục tiêu chính của Biden là hòa giải dân tộc ở một đất nước bị tàn phá, nhưng điều này vẫn chưa thành công.
Ngược lại, phong trào phản dân chủ đang ngày càng lan rộng. Có tới 30% ngưới dân Mỹ ủng hộ bạo lực để chống lại chính phủ như một phương tiện. Để thay đổi điều đó, đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa sẽ phải sát cánh bên nhau. Nhưng hiện nay, để đến đó, chúng ta còn một chặng đường dài.“
Tờ báo JORNAL DE ANGOLA từ Luanda, Angola viết là:
„Biden dường như đã hiểu được tầm quan trọng của việc thắng cử của mình, bởi vì ông ấy đã đặt nền dân chủ vào trung tâm của chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của mình“, nhưng thật không may, có nhiều ý kiến cho rằng, chương trình này hầu như không khác với nhiều người tiền nhiệm, người muốn áp đặt mô hình cho các nơi khác của thế giới.“
Tờ JYLLANDS-POSTEN từ Arhus của Đan Mạch cảnh báo:
„Cuộc tấn công ngày 6/1 cho thấy một loại hỗn độn trong các tình trạng phân hoá, tin tức giả mạo và thuyết âm mưu có thể trở nên nguy hiểm như thế nào.
Đây nên coi là một lời cảnh báo, không chỉ đối với Mỹ, mà còn đối với tất cả các quốc gia dân chủ“.
Báo DE VOLKSKRANT của Hà Lan cho rằng:
„Thật khó để tưởng tượng rằng một nền dân chủ già nua như Mỹ có thể chết, nhưng tốt hơn là xem xét khả năng này một cách nghiêm túc cho đến khi nào có rất nhiều người đang tích cực làm việc trong chiều hướng này.
Các nền dân chủ châu Âu dường như đang ở trên nền tảng vững chắc hơn. Nhưng họ cũng đang chịu áp lực“.