Đỗ Kim Thêm tuyển dịch

Tờ WASHINGTON POST tưởng nhớ các sự kiện và những con người đã định hình cho ngày này:
„Chúng tôi đang kỷ niệm ngày 11/9 đã đi vào lịch sử với tinh thần thương tiếc cho những sinh mạng đã mất và lòng biết ơn đối với tinh thần can đảm anh hùng đã thể hiện của quân đội, cảnh sát, đội cứu hỏa, các nhân viên y tế và những người bình thường – đặc biệt là các hành khách của chuyến bay United Flight 93, vào ngày 11 tháng 9 đã ngăn chặn những kẻ bắt cóc tấn công thủ đô của đất nước.
Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng sự đoàn kết và niềm tự hào có được ở Mỹ ngay sau cuộc tấn công từ lâu đã nhường chỗ cho sự phân cực, bất hòa và cảm giác rằng đất nước đang đi sai hướng.“
Tờ DE VOLKSKRANT của Hà Lan đưa ra kết luận như sau:
„Năm 2021 phải rút ra một kết luận đáng buồn rằng cuộc chiến chống khủng bố mà Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W. Bush bắt đầu sau vụ 11/9 với các cuộc xâm lược Afghanistan và Iraq là một thất bại hoàn toàn. Chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo không bị đánh bại. Cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của những nạn nhân vô tội và tạo ra khoảng cách gần như không thể hòa giải giữa Hồi giáo bảo thủ và thế giới phương Tây. Những người Hồi giáo vô tội trên khắp thế giới đã là nạn nhân của tinh thần câm thù Hồi giáo kể từ vụ 11/9. Điều này làm cho sự hội nhập của những người di cư Hồi giáo ở phương Tây trở nên khó khăn hơn và khoảng cách ngày càng lớn.”
Tờ SVENSKA DAGBLADET từ Stockholm cho biết thêm:
“Khi Mỹ trở thành một quốc gia theo dõi và tra tấn, Mỹ đã ảnh hưởng đến toàn bộ phương Tây. Lúc đầu, Mỹ có vẻ mạnh mẽ, nhưng kết thúc trong thất vọng: việc giám sát đại chúng lên đến đỉnh điểm dẫn đến tình trạng quan liêu thất bại, tra tấn gây ra phản đối và thù địch, và chi tiêu chính phủ tăng lên gây ra núi nợ. Ngay cả ngày nay cũng có những yêu cầu đối với một chính sách mở rộng hơn hoặc có tầm nhìn xa hơn hoặc một nhà nước có hành động nghiêm khắc hơn. Nhưng sau đó, bạn cũng nên xem là với công thức này, một nhà nước mạnh mẽ đã thất bại ngoạn mục như thế nào vào đầu những năm 2000,”
Thành công hay thất bại? NEUE ZÜRCHER ZEITUNG hỏi và tự đưa ra câu trả lời:
“Điều đó phụ thuộc vào các kỳ vọng. Cả những người ủng hộ và chỉ trích chống khủng bố thường mong là kẻ thù thất bại rõ ràng. Nhưng suy nghĩ này gợi lên ký ức về cuộc thế chiến với sự đầu hàng vô điều kiện của các cường quốc phe Trục. Mặt khác, cuộc chiến chống Hồi giáo là một sự liên tục. Trong những cuộc đấu tranh như vậy, không có người thắng và kẻ bại, không có bắt đầu và kết thúc. Sự sụp đổ nhanh chóng của Kabul gây ấn tượng ngược lại, nhưng Mỹ và các đồng minh đã chuẩn bị tốt cho cuộc chiến trong bóng tối. Điều này áp dụng cho an ninh nội chính, cảnh sát và cơ quan tình báo, cũng như các hoạt động quân sự. Mỹ và NATO hiện đang thành công trong việc theo đuổi đường lối trung dung – ít nhất là như vậy cho đến khi Joe Biden thực hiện chuyến tháo chạy khỏi Hindukush.”
Tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ SABAH đưa ra kết luận như sau:
“Với việc rút quân khỏi Afghanistan, một chương bắt đầu vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 sẽ kết thúc. Với việc rút lui, chính phủ Biden quan tâm đến lợi ích quốc gia. Các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là châu Âu, phải rút ra bài học từ điều này. Các đối tác của Mỹ phải tìm ra sự cân bằng giữa lợi ích của họ và của Mỹ.”
Ngày 11/9 là một “tín hiệu báo động”, cựu đại sứ Anh tại Ả Rập Xê-út viết trong một bài bình luận dành cho khách mời trên tờ ARAB NEWS từ Jeddah như sau:
“Ngày 11/9 đã được Al-Qaeda dự định rút lui ở Afghanistan. Chế độ Taliban bác bỏ mọi lời kêu gọi tách ra khỏi al-Qaeda và giao nộp bin Laden. Sự từ chối này đã dẫn đến việc họ bị tiêu diệt. Nhưng bây giờ họ đã trở lại – và cùng với các phần tử Hồi giáo thuộc tông phái Sunni khác trên toàn thế giới, đang vui mừng những gì họ coi là đánh bại một siêu cường khác, lần này là Mỹ và các đồng minh phương Tây.”
Tờ báo DIE PRESSE từ Vienna cũng nhìn về Afghanistan như sau::
“20 năm sau, sau cuộc rút lui vội vàng của những người lính Mỹ cuối cùng còn sót lại, Taliban mới trở lại nắm quyền. Họ được cho là muốn tuyên thệ trong chính phủ mới là ‚Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan‘ vào ngày 11 tháng 9 đầy biểu tượng. Một tên khủng bố bị truy nã sẽ tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Nội vụ. Rất có thể hai thập kỷ kể từ năm 2001, một ngày nào đó sẽ được sử sách hiểu như một kỷ nguyên.”
Tờ báo POLITIKEN của Đan Mạch phản đối:
“Việc Taliban trở lại nắm quyền là một bước lùi, nhưng điều đó không khiến al-Qaeda trở thành người thắng. Thủ lĩnh Bin Laden và nhiều tay sai của hắn đã chết. Nhìn chung, mối đe dọa khủng bố đã được kiểm soát, ngay cả khi nó vẫn là một yếu tố mà chúng ta phải giữ vững lập trường – đặc biệt là vì khả năng khủng bố có thể tiếp tục thực hiện các hình thức mới như để IS đột biến. Tuy nhiên, những kẻ khủng bố đã suy yếu và không đạt được mục tiêu. Trước cũng như sau, nền dân chủ phương Tây và chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại.”
Tờ báo GAZETA WYBORCZA của Ba Lan đưa ra bảng đối chiếu như sau:
“Kể từ năm 2001, thế giới đã trải qua các cuộc chiến tranh và cách mạng, khủng hoảng kinh tế và di dân, thảm họa khí hậu và sự sụp đổ của các chính phủ. Người ta có thể tranh luận về việc vấn đề nào trong số này có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ khủng bố ngày 11 tháng 9. Nhưng không có gì phải bàn cãi rằng hậu quả địa chính trị quan trọng nhất của làn sóng xâm lược mà đỉnh điểm là cuộc tấn công vào Mỹ là sự thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới làm tổn hại đến nền dân chủ.”
Giống như những tờ khác về việc Mỹ rút khỏi Afghanistan, nhưng một lần nữa, tờ TIMES từ Luân Đôn, Anh, viết về sự thất bại và bổ sung:
“Mức độ của thất bại còn sâu xa hơn nhiều. Cuộc chiến chống khủng bố chắc chắn đã làm chệch hướng sự chú ý của người Mỹ khỏi mối đe dọa ngày càng tăng của một Trung Quốc và Nga ngày càng tự tin, cả hai đều đe dọa các giá trị phương Tây. „