Đỗ Kim Thêm tuyển dịch
Chủ đề của Frankfurter Allgemeinen Zeitung là bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Biden trong việc rút khỏi Afghanistan :
„Bất kể thực tế là Biden không nghĩ đến việc thừa nhận sai lầm, Biden đã rút ra những hậu quả sâu rộng từ cuộc chiến của Mỹ sau vụ 11/9/2001.
Một bài học ở đây là: Thay đổi chế độ và xây dựng quốc gia không còn được theo đuổi bằng các phương tiện quân sự. Một bài học khác: Các hoạt động quân sự trong tương lai phải có mục tiêu rõ ràng, có thể đạt được và phục vụ cho an ninh quốc gia.
Quyết tâm này chắc chắn sẽ không hoàn toàn xua tan nghi ngờ về uy tín của Mỹ, nhưng nó sẽ làm yên lòng các đối tác ở châu Á và châu Âu phần nào. Trong một cuộc xung đột, các lợi ích chủ yếu của Mỹ đã tạo thành một trò chơi. Đó không phải là trường hợp ở Afghanistan, ngoài việc ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố chống Mỹ. Các hoạt động quân sự cũng sẽ không bị loại trừ trong tương lai. Sự cải thiện cho thế giới không đủ như là một lý do.”
Nhìn lại 20 năm can thiệp ở Afghanistan, Wiesbadener Kurier nhận xét:
“Phản ứng trước hành động khủng bố ngày 11/9/2001 không chỉ biến thành một cuộc huy động cảnh sát trong quy mô lớn ở Hindukush.
Chính quyền Bush tiên liệu chấm dứt mọi chế độ chuyên chế trên thế giới với tiêu đề „Nghị sự Tự do“ và nhân danh các giá trị tự do phổ quát. Chỉ một quốc gia mới có thể hành động như vậy nếu quốc gia đó cảm thấy mình là cường quốc cuối cùng của thế giới, có những lập luận tuyệt vời đứng về phía dân chủ và nhân quyền bất khả phân.
Thất bại ở Afghanistan và việc thú nhận của Biden đồng nghĩa với việc chiến lược này đã kết thúc. Đồng thời, Biden đặt vấn đề là thay đổi quyền lực trong việc này sẽ dẫn đến hậu qủa gì cho thế giới và liệu lý tưởng phương Tây của chúng ta có phải là sự lựa chọn đúng đắn cho mọi nơi trên thế giới không. „
Liên minh NATO đã hết thời. Hiện nay, châu Âu phải thể hiện là muốn gì và có thể làm gì, Corriere della Sera cảnh báo:
“Với sự sụp đổ của bức tường Berlin, Liên minh Đại Tây Dương đã mất chức năng chính của mình cách đây ba mươi hai năm. Kể từ đó, về cơ bản, NATO vẫn tồn tại như một cấu trúc quân sự dưới sự lãnh đạo của Mỹ, có thể can thiệp vào các cuộc khủng hoảng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Tuy nhiên, không phải lúc nào một châu Âu ‚ký sinh‘ cũng sẵn sàng đóng vai trò của mình. Không bao giờ. Ngay cả với những đám cháy bùng ngay biên giới. …
Hiện nay, sau một loạt thất bại, rõ ràng là NATO sẽ (có thể) tồn tại. Nhưng chúng ta sẽ không còn thấy những biện pháp can thiệp như trong quá khứ. Bây giờ chúng ta sẽ xem lục địa của chúng ta có khả năng gì.“
Nếu không có quân đội châu Âu, thì sẽ không hoạt động. Các sự kiện trong vài tuần qua đã làm rõ một vài điều đối với Diena:
“Việc Cơ quan Liên Âu quá phụ thuộc vào Mỹ về vấn đề an ninh có thể đột nhiên trở thành thảm họa đối với châu Âu. Châu Âu ít nhất cũng cần riêng các lực lượng vũ trang quốc tế của họ, nó phải có đủ chức năng và đáng tin cậy, ngay cả khi không có sự tham gia của Mỹ, có thể cũng là một quân đội riêng cho châu Âu.
Đồng thời, vẫn chưa rõ liệu Liên Âu và các quốc gia có sẵn sàng thực hiện các biện pháp thực sự theo hướng này không. Hay liệu mọi người có đang chờ đợi một Afghanistan tiếp theo không.“
Jutarnjilist giải thích chi tiết hơn tại sao mục tiêu của các lực lượng vũ trang chung cho Liên Âu không dễ đạt được như vậy:
“Ý tưởng cũng cũ như những trở ngại trên con đường đến đó. … Ý tưởng có bản chất chính trị, bởi vì một số thành viên Liên Âu không muốn sao chép NATO, vì họ coi đó là trụ cột an ninh chính của họ, bất chấp sự phụ thuộc quá nhiều vào Hoa Kỳ.
Những người khác không muốn cái mà họ gọi là ‚quân sự hóa của Liên Âu‘. Đối với những trở ngại về tài chính, các nước thành viên Liên Âu vẫn ngần ngại đầu tư vào việc củng cố quân đội, và Washington liên tục nhắc nhở họ về điều này.
Điều gì xảy ra với ý tưởng thành lập các lực lượng vũ trang nghiêm túc trong Liên Âu phụ thuộc vào ý chí chính trị của các quốc gia thành viên và vào sự sẵn sàng chi trả.”
Tổ chức NATO không đúng chỗ, chắc chắn không phải là tác nhân phù hợp cho quá trình dân chủ hóa Afghanistan, Il Manifesto viết:
“Quyết định tiếp nhận Afghanistan và khởi động việc xây dựng quốc gia đầy tham vọng, vì mục tiêu này mà mọi người hướng về NATO. NATO được thành lập vào năm 1949 với tên gọi Hiệp ước Đại Tây Dương chống lại Liên Xô. Điều đó có liên quan gì đến Afghanistan cách Đại Tây Dương 5000 km?
Một phần của sự thật là sau khi Liên Xô sụp đổ, NATO không biết cách tự tái tạo cấu trúc và sẵn sàng đón nhận vai trò mới mà Washington giao cho: xuất khẩu dân chủ. Không hẳn là một nhiệm vụ thích hợp cho một cơ sở quân sự.“
Tập trung vào phòng thủ, NATO phải quay trở lại cội nguồn của mình, Magyar Hírlap nhận xét:
“Sự sụp đổ ở Afghanistan và căng thẳng nội bộ của liên minh quân sự phương Tây cần có câu trả lời. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà trụ sở NATO ở Brussels đang thúc đẩy việc quay trở lại các mục tiêu lúc thành lập tổ chức, điều này có nghĩa là, nên thực sự tập trung vào quốc phòng thay vì xuất khẩu dân chủ.“
Châu Âu phải tự định hướng vận mệnh của mình. Le Point cảnh báo thảm họa ở Afghanistan có thể khiến châu Âu phải hành động nguy hiểm:
“Một mặt, châu Âu có thể cố gắng giử một thái độ trung dung lý tưởng giữa một bên là Hoa Kỳ, bên kia là Trung Quốc và Nga. Điều này có nghĩa là châu Âu sẽ từ bỏ bảo vệ các giá trị của mình. Mặt khác, có thể tin rằng quân đội không còn được sử dụng nữa, vì ngay cả quân đội Mỹ cũng thất bại khi đối mặt với một cuộc nổi dậy của người Hồi giáo. Vì thế cũng sẽ mất trong tinh thần lệ thuộc.
Với nỗ lực hiện tại vì một trật tự thế giới mới có lợi cho các cường quốc xét lại do Erdoğan, Putin và Tập dẫn đầu, châu Âu không thể làm ngơ được nữa và phải xây dựng một NATO cho phép họ tự định hướng số phận của mình.“
Do Mỹ tiếp tục rút quân khỏi Afghanistan vào ngày 31/8, nên việc triệt thoái của các đối tác phương Tây cũng phải kết thúc vào lúc đó. Đây là một nhận thức đầy cay đắng, NRC Handelsblad phân tích:
“Các đối tác châu Âu nghĩ rằng, sau Tổng thống Trump, Biden là một nhà lãnh đạo có quan hệ mật thiết hơn. Tuy nhiên, lời hứa của Biden về việc xây dựng lại các liên minh hóa ra chỉ là đầu môi trong cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên với nước ngoài.“
Rõ ràng là sau tám tháng của Biden, America First vẫn là phương châm ở Washington. Câu hỏi chưa được đặt ra là liệu người Mỹ có sẵn sàng hỗ trợ các đồng minh của họ trong tương lai không, không chỉ trong NATO, mà còn ở những nơi khác trên thế giới. Sự xuất hiện của Hoa Kỳ ở Kabul không hẳn là gây trấn an.“