Đỗ Kim Thêm dịch

Cuộc bầu cử Tổng thống Ebrahim Raisi ở Iran đã dấy lên bao lo ngại rằng nước này sẽ từ chối đàm phán với phương Tây. Nhưng với nền kinh tế Iran đang suy sụp và phe Taliban theo tông phái Sunni trở lại nắm quyền ở nước láng giềng Afghanistan, các nhà lãnh đạo Iran có mọi động lực khích lệ để khôi phục thỏa thuận về hạt nhân năm 2015.
Trong nhiều năm qua, những người ôn hòa ở Iran, như cựu Tổng thống Hassan Rouhani chẳng hạn, ông đã cố gắng và không đạt được sự thông cảm với phương Tây. Hiện nay, một người cứng rắn đang nhận trọng trách. Liệu cuộc bầu cử của Tổng thống Ebrahim Raisi có đánh dấu sự kết thúc của điều mà Nhà lãnh tụ tối cao Ali Khamenei từng gọi là „sự linh hoạt anh hùng“ của Iran trong việc đối phó với phương Tây? Sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan, vấn đề đặt ra hiện nay thậm chí còn quan trọng hơn.
Câu trả lời là có và không. Raisi sẽ không đảm nhận trong lớp áo của việc cố gắng hòa giải với phương Tây. Cuộc đối đầu ý thức hệ với Hoa Kỳ là trung tâm trong bản sắc cực đoan chính thống của Cộng hòa Hồi giáo.
Hơn nữa, cả hai thành phần ôn hòa và cực đoan ở Iran vẫn xem chiến lược xây dựng một „đế chế“ Iran trên khắp Trung Đông do được uỷ nhiệm hỗ trợ – thúc đẩy bởi Qassem Suleimani, viên chỉ huy quân sự quá cố, người đã bị Mỹ ám sát năm ngoái – là rất quan trọng để duy trì và cổ súy cho mục đích của Cách mạng Hồi giáo. Giữa phương Tây và Iran, không thể xảy ra một sự tiến lại gần nhau đích thực nào, đặc biệt là hiện nay những người cứng rắn đang điều khiển toàn bộ chương trình trình diễn.
Cũng cần lưu ý rằng „sự linh hoạt anh hùng“ không bao giờ áp dụng cho các giao dịch của Iran với Israel – một lo âu cơ bản khác. Chính quyền của Raisi chắc chắn sẽ duy trì cuộc chiến tranh ngầm của Iran với „thực thể Zionist“.
Cuộc tấn công gần đây của Iran vào một tàu chở hàng do Israel quản lý gần Oman ở Biển Ả Rập đã được một số người coi là một loại thay đổi chiến lược – hoặc, ít nhất là leo thang – vì nó thể hiện sự vi phạm trắng trợn về tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế. Nhưng, trên thực tế, nó chỉ đơn thuần là sự tiếp nối của một cuộc chiến tranh mà cả Iran và Israel chưa bao giờ thể hiện sự quan tâm nhiều đến các chuẩn mực quốc tế.
Israel cho rằng bằng cách không sử dụng đội thương hạm của mình – 99% thương mại nước ngoài của họ được điều động bởi các tàu quốc tế -, họ có thể tránh được các cuộc tấn công như vậy. Nhưng cũng giống như các lực lượng của Iran ở Syria dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công của Israel, các cơ sở có liên quan đến Israel ở Biển Ả Rập – một chiến trường cách bờ biển của đất nước hàng ngàn dặm, nhưng gần lục địa Iran – dễ bị tấn công bởi Iran.
Iran sẽ không từ bỏ những cơ hội mà điều này thể hiện, không chỉ để áp đặt chi phí trực tiếp lên Israel, mà còn làm suy yếu Hiệp định Abraham, bằng cách thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Israel và bốn quốc gia Ả Rập, được Iran coi là một bước lùi chiến lược. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Saudi Arabia đang tiếp cận với Iran, vì lo ngại rằng chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong khu vực sẽ không bảo vệ lợi ích của họ.
Nhưng không một điều nào trong việc này có nghĩa là Iran đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu trực tiếp với phương Tây. Raisi đã thừa hưởng một nền kinh tế lo hỗ trợ cho sinh hoạt. Đại dịch COVID-19 và các lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến Iran mất khoảng 1,5 triệu việc làm. Hơn nữa, doanh thu do xuất khẩu dầu khí giảm mạnh; lạm phát hàng năm đã gần 50%, với chi phí thực phẩm cơ bản tăng gần 60%.
Rõ ràng, tầm nhìn năm 2011 của Khamenei về một „nền kinh tế kháng chiến“ để tự lực của Iran đã không thực hiện được. Nó cũng sẽ không được trờ thành như vậy.
Hơn nữa, hiện nay, Raisi là tổng thống, những người cứng rắn của Iran không còn có thể đổ lỗi cho những người ôn hòa thân phương Tây về những khó khăn kinh tế của Iran. Để ngăn chặn tình trạng bất ổn tiềm tàng, chính phủ Iran phải ngăn chặn sự suy vi của nền kinh tế bằng cách thuyết phục cộng đồng quốc tế nới lỏng các biện pháp trừng phạt, điều này sẽ đòi hỏi nước này phải đạt được một số thông cảm với Mỹ về chương trình hạt nhân của mình.
Đúng vậy, Nga và Trung Quốc là những đồng minh tự nhiên hơn của Iran. Nhưng cả hai nước sẽ không cung cấp cho Iran các nguồn lực cần thiết để duy trì các cuộc chiến tranh ủy nhiệm tốn kém hoặc đảo ngược sự suy sụp kinh tế. Đặc biệt, Trung Quốc coi Iran là một con tốt trong trận đấu cờ rộng lớn hơn với Mỹ – một thỏa thuận mà họ sẵn sàng hy sinh cho một thỏa thuận về các vấn đề thương mại quan trọng.
Một đế chế Iran ở Trung Đông đơn giản không phải là ưu tiên chiến lược của Trung Quốc. Đồng thời, giới cực đoan Iran không thể quá hài lòng với cuộc đàn áp tàn bạo của đồng minh Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo. Do đó, mối quan hệ song phương không biểu hiện cho một lối thoát trong tình trạng khó khăn hiện tại của Iran.
Vì vậy, một thỏa thuận hạt nhân mới là một mệnh lệnh sinh tồn đối với Iran. Và, cho dù không quá thích với ý tưởng đạt được một thỏa thuận với Mỹ, Khamenei hiểu điều này. Vẫn ở ngưỡng cho việc đột phá một thoả hiệp hạt nhân – một vị trí mà họ đạt được sau khi Mỹ rút khỏi Kế hoạch Hành động toàn diện chung vào năm 2018 – mà không thực sự vượt qua nó, có thể là vị trí để thương thảo trong hiện tại của Iran. Đây là những gì Raisi có thể cho là, trước khi đắc cử, ông đã duy trì sự cần thiết của Iran để quay trở lại JCPOA để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt..
Nhưng vấn đề tranh cãi thực sự không nằm ở việc liệu các bên có sẵn sàng quay trở lại JCPOA cũ hay không, mà là các điều khoản mà Iran sẽ chấp nhận yêu cầu của Mỹ về một thỏa thuận dài hạn mới một khi JCPOA hết hạn. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã kêu gọi một cách không thực tế về một thỏa thuận „lâu dài và mạnh mẽ hơn“ ngăn chặn Iran việc tích lũy vật liệu hạt nhân qua nhiều thế hệ, ngừng các vụ thử tên lửa và chấm dứt hỗ trợ các nhóm khủng bố. .
Điều rõ ràng là Mỹ nên làm tất cả những gì có thể để khuyến khích „sự linh hoạt anh hùng“ của Iran. Sau khi việc rút quân khỏi Afghanistan đầy thảm khốc của Mỹ, điều cuối cùng Mỹ cần là thậm chí còn hỗn loạn hơn ở Trung Đông. Tương tự như vậy, chiến thắng ở Afghanistan của Taliban theo tông phái Sunni – kẻ thù ý thức hệ trung thành của Iran theo tông phái Shia – nên củng cố cam kết của Iran để tránh gây ra xung đột với phương Tây. Hiện nay có thể là một cơ hội tốt khi Mỹ sẽ đạt được một thỏa thuận hạt nhân lâu dài với Iran.
***
Shlomo Ben-Ami, cựu Ngoại trưởng Israel, Phó Chủ tịch Trung tâm Hòa bình Quốc tế Toledo. Ông là tác giả của Scars of War, Wounds of Peace: The Israeli-Arab Tragedy.
*Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch
Bài liên quan: