Hồi ký của Amartya Sen
The Guardian
Abhrajyoti Chakraborty
Đỗ Kim Thêm dịch

Rời Bengal đến Cambridge và đi xa hơn … những hiểu biết quý báu về thuở đầu đời và các thời gian của nhà kinh tế học và triết học.
Lúc 18 tuổi, Amartya Sen chẩn đoán mình mắc bệnh ung thư. Không lâu sau đó, Sen di chuyển đến Calcutta để học đại học, Sen nhận ra có một cục u to dần bên trong miệng mình. Sen đã đi khám bệnh với hai bác sĩ, nhưng họ đã cười nhạo những nghi ngờ của Sen. Vì vậy, khi đó là sinh viên khoa kinh tế học và toán học, Sen đã tra khảo trong một vài cuốn sách nói về bệnh ung thư trong một thư viện y khoa. Sen xác định cục u – một loại hình vảy của tế bào ung thư – và sau đó khi khám lại các cơ mô để xác định về nhận định bịnh của mình, ông ngạc nhiên liệu thực sự là có hai người mang tên của mình không: một bệnh nhân vừa được báo tin là mang bịnh ung thư, nhưng cũng là „người đại diện“ chịu trách nhiệm chẩn đoán. „Tôi không được để người đại diện trong tôi biến mất,“ Sen quyết định, „và không thể – tuyệt đối là không thể – để cho bệnh nhân lãnh chịu hoàn toàn.“
Sự tự phân hoá này là đặc trưng của tác phẩm Thế gian là nhà – „thế gian“ ở đây không gì khác hơn là các khuôn viên đại học mà Sen đã sống trong suốt cuộc đời mình – và đặt nó trong truyền thống tác phẩm Beyond a Boundary của CLR James’s và The Autobiography of an Unknown Indian của Nirad C Chaudhuri: đó là những cuốn sách đề cao tính ưu việt của tư duy hơn là cảm xúc, phản ánh mức độ tâm linh của cuộc xung đột trong thời thuộc địa. Hình ảnh đế quốc hiện ra lờ mờ khá sớm trong cuộc đời của Sen, mặc dù Sen sinh ra và đi học ở Santiniketan, một khuôn viên bình dị được thi sĩ Rabindranath Tagore thiết lập trong vùng nông thôn Bengal.
Có những người chú bị nhốt dưới hình thức „giam giữ để phòng ngừa“ (một đạo luật vẫn được áp dụng ở Ấn Độ để bỏ tù giới chống đối mà không cần xét xử). Bengal năm 1943 có nạn đói, mà Sen đã chứng kiến khi 10 tuổi; và sự chia cắt của Ấn Độ năm 1947 (ND) buộc song thân của Sen phải rời khỏi từ đường ở Dhaka. Câu chuyện kể của Sen về thời thơ ấu làm quen thuộc nhiều hơn với những ý tưởng mà Sen đã hấp thụ và những thời gian mà Sen sống trải qua. Cuộc sống nội tâm tránh xa được thế giới ngoại tại. Một nhận xét về các bạn nữ cùng lớp sẽ gợi cho Sen suy gẫm về tình trạng bất bình đẳng giới tính ở Ấn Độ, nói thí dụ, thay vì là hồi tưởng về những trò đùa và chen lấn trong sân chơi. Những bức chân dung của song thân và ông bà của Sen rất thu hút về những thành tựu và ý kiến chính trị của họ, không nhiều quá về các hy vọng và hối tiếc riêng tư của họ.
Nhưng một lần nữa, có lẽ là sai lầm khi chờ đợi những thú vui của một cuốn tự truyện này. Bất cứ điều gì trong sự tinh tế về cảm xúc mà Sen còn thiếu, Sen sẽ bù đấp nó qua việc chìm đắm trong học thuật và hiểu biết về xã hội của mình. Việc giá cả lên xuống giá trong chợ cá của Calcutta có thể khiến cho cậu bé Sen xem lại các lý thuyết quy ước về cung và cầu. Các cuộc tán gẫu vào buổi chiều của mẹ Sen về chuyện những người Hồi giáo ở Bengal bị tước quyền sở hữu đất đai có thể dẫn Sen đến một sự hiểu biết mới về các dị biệt giai cấp và bất mãn của giáo phái. Một đoạn văn điển hình của Sen có thể bắt đầu bằng các thảo luận về những quan điểm tương đồng của Gandhi và Wittgenstein, sau đó chuyển sang các bài đọc về các kinh điển Ấn Độ thời cổ đại -Vedas, các vở kịch của Kalidasa và Shudraka, các tác phẩm toán học của Aryabhata và Bhaskara – trước khi kết thúc với một sự chuyển thể đầy nuối tiếc: „Tôi thường ngạc nhiên tại sao tôi lại cảm kích sâu đậm như vậy trước Đức Phật.“ Có một trí thức nào khác đang còn sống có thể rút ra câu sau đây và khiến người đọc tin vào sự cảm kích của anh ta: „Tôi sẽ đánh đổi bất cứ thứ gì để có một tấm vé vào thời Hy Lạp cổ đại để tôi có thể đi và thâm nhập trong thế giới riêng tư của Euclid“?
Từ „sớm phát triển“ không bắt đầu mô tả về thời học sinh của một người mà sau này đoạt giải Nobel, một cậu bé nhờ ông ngoại học tiếng Phạn trước tiếng Anh. Khi được đưa đến gặp những người chú của mình bị giam giữ, Sen thăm dò nơi họ về sự khác biệt giữa những người theo xã hội chủ nghĩa và cộng sản. Trong lúc điều trị bịnh ung thư, Sen đọc Coriolanus trong phòng bức xạ. Ở trường đại học, Sen ngạc nhiên tại sao một giáo sư có „tài năng sáng tạo“ đáng chú ý lại e dè theo đuổi các công trình nghiên cứu của riêng mình – không giống như chính Sen, người sẽ tiếp tục theo đuổi các học vị cao học về kinh tế và triết, và xuất bản các bài báo và sách học thuật về nhận thức luận, đạo đức, y tế công cộng, triết học chính trị, lý thuyết lựa chọn xã hội, lý thuyết trò chơi, bản sắc Ấn Độ và văn học cổ điển.
Các chương sách trở nên chặt chẽ hơn khi Sen di chuyển từ Calcutta đến Cambridge vào năm 1953. Chỉ lần này thôi, chúng ta thoáng thấy những cảnh trí: cuộc hải hành từ Bombay đến London, nơi Sen tưởng tượng mình là một Columbus vô tư. Sau đó, các thử thách về sự chịu đựng của Sen như là một người nhập cư, giống như những người khuân vác cố phát âm tên của mình và một bà chủ nhà ngạc nhiên liệu màu da của anh ta có thể phải ra khỏi bồn tắm không. Đây là chuyện về Romila Thapar, nhà sử học nữ Ấn Độ, bị bắt gặp khi là một thiếu nữ trên boong tàu với tài năng vũ trong phòng khiêu vũ: „Thế giới của chúng tôi là những thế giới khác“ Sen viết. Hoặc tiểu thuyết gia EM Forster lãng phí những buổi tối Chủ nhật cô đơn trong một nhà nguyện của đại học. Vào ngày đầu, khi Sen đi dạo qua cổng chính của Trinity College, Sen không chỉ ý thức được về những tên tuổi thiêng liêng của các bậc tiền bối như Isaac Newton, Jawaharlal Nehru, Francis Bacon, mà còn về việc vị thế không phù hợp của mình. Rốt cuộc, Sen đã đổi trường, từ đại học ở Calcutta, nơi dạy cho cả nam lẫn nữ, sang Trinity, một trường cho toàn nam (nữ sinh viên đầu tiên của Trinity được nhận vào năm 1976) và chuyển từ một đất nước bị huỷ hoại bởi các cuộc bạo loạn sau thời kỳ phân hoá đến một lục địa vẫn đang tái thiết sau hai cuộc chiến dài.
Các chiến tuyến cũng được vạch ra trong các nhà kinh tế học tại Cambridge. Sen cảm thấy khó lựa chọn giữa các giáo sư bảo thủ hấp thụ các nguyên tắc kinh tế chính thống đương đại và giới ngã theo cánh tả trong thuyết „tân Keynesians“, đó là những người mà về mặt lý thuyết họ hoài nghi chủ nghĩa tư bản, nhưng họ lạnh lùng tò mò với các vấn đề mà Sen coi là quan trọng: bất bình đẳng, bóc lột, nghèo đói.
Tại một câu lạc bộ theo phái xã hội chủ nghĩa của đại học, Sen đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng nhiều người Anh theo chủ nghĩa Marx dường như hoàn toàn không đọc công trình của Marx. Những nỗ lực nghiên cứu về kinh tế phúc lợi của Sen đã bị từ chối, nhưng cậu bé khôn trước tuổi trong con người Sen đã chuẩn bị một khoảng không gian khi hoàn thành luận án tiến sĩ của mình hai năm trước thời hạn và quay trở lại Ấn Độ để giảng dạy và theo đuổi sở thích đích thực nghiên cứu của mình.
Vào giữa những năm trong lớp tuổi 20, Sen đã kết hôn với nhà văn Nabaneeta Dev, và giảng dạy tại MIT và Stanford. Một lần nữa, Sen tránh nói về các chi tiết của cuộc sống cá nhân mình – Làm thế nào Sen gặp Dev? Họ đã nói về vấn đề gì? – ngoại trừ việc Sen ghi nhận một cách không cảm xúc đặc biệt là họ có hai con trước khi ly hôn.
Đối với những người quen thuộc với sự nghiệp của Sen sẽ thích thú với những báo trước các chủ đề. Thí dụ như trong tác phẩm The Idea of Justice, bắt nguồn từ thời thơ ấu khi đọc một vở kịch Ấn Độ cũ, nơi một vị thẩm phán quyết định tha tội cho một nghi phạm giết người.
Tác phẩm Poverty and Famines có lẽ sẽ không bao giờ được viết ra nếu Sen không nhìn thấy toàn bộ gia đình nhặt thức ăn thừa trong nạn đói ở Bengal. Đọc Sen phải tránh xa nỗi ám ảnh của các nhà kinh tế đương đại với bảng đối chiếu kế toán và các mặc cả về thương mại và GDP. (Ông khẳng định trong một điểm: „Nếu thương mại đưa mọi người lại gần với nhau, thì việc theo đuổi kiến thức và khai sáng cũng vậy.“) Có những suy tưởng không đáng kể trong các trang sách này – về Châu Âu, Marx, lịch sử của Calcutta trước thời thuộc địa – tự nó sẽ đủ làm tài liệu cho những cuốn sách trong tương lai. Bất chấp những ảnh hưởng chóng mặt của mình, sự nhạy cảm của Sen vẫn có vẻ là ảnh hưởng nơi Tagore. Có một thu hút đặt biệt cho tự do và trí tưởng tượng, một cam kết tương tự đối với những người yếu đuối và bị chèn ép, nhưng trên hết là một cảm giác chung mà chúng ta chưa biết tất cả những gì cần biết về thế giới.
Sen cũng thừa hưởng từ Tagore về một sự khó chịu trước các bản sắc hẹp hòi. Trong cuốn sách Identity and Violence xuất bảnnăm 2006, ông đã viết rằng một cảm giác cứng ngắc về sự ràng buộc vào một nhóm duy nhất có thể đem lại „nhận thức về khoảng cách và khác biệt từ các nhóm khác“. Ấn Độ ngày nay của Modi, người Hồi giáo thường xuyên bị đánh đập, thậm chí bị hành quyết, và sự chỉ trích của Sen đối với đất nước có chính sách thượng tôn của Ấn độ giáo đã khiến Sen trở thành một nhân vật không được hoan nghinh.
Năm 2016, Sen bị buộc rời khỏi một trường đại học mà Sen đã giúp hồi sinh – không xa Santiniketan của Tagore. Vài năm trước, các nhà kiểm duyệt Ấn Độ đã từ chối thông qua một bộ phim tài liệu nói về Sen để trình chiếu, trừ khi nào những từ như „Hindu“, „Hindutva“ và „bò“ bị bỏ qua. Những lời bịa đặt được lặp đi lặp lại về tình trạng tài chính và liên kết của Sen đã phủ nhận hình ảnh công khai của Sen. Sen đã được coi là một thành phần „chống phá đất nước“ vì lập trường đa nguyên của mình. Sáu mươi năm trước, trong khi giảng dạy một lớp học ở Delhi, Sen rất vui khi thấy ở các học sinh của mình một cảm giác phôi thai đối với những người đau khổ trong và ngoài nước. Thật là choáng váng, khi nghĩ rằng hiện nay ngay ở trong đất nước của Sen, giới trẻ không được nói đến việc khâm phục Sen.
***
Home in the World: A Memoir is published by Allen Lane (8. Juli 2021) ISBN-10 : 1846144868
Văn sĩ Abhrajyoti Chakraborty hiện đang sống và làm việc tại New Delhi.
***
Bài liên quan: