Eine Analyse des International Competition Network
Kim Them Do

Tác phẩm
Globale Netzwerke als Gestaltungschance für internationale Politik là công trình nghiên cứu của tác giả tại Đại học Hagen (Đức), về sau được nhà xuất bản Peter Lang (Frankfurt) in thành sách trong chương trình Europäische Hochschulschriften, Série 31: Sciences politiques, Band 571) (Deutsch) Taschenbuch – 30. Januar 2009.
Vì thời gian không cho phép, tác giả không thể dịch toàn văn sang Việt ngữ để phục vụ cho bạn đọc. Hy vọng rằng tác phẩm này là một đóng góp khiêm tốn dành cho các bạn thông thạo Đức ngữ và quan tâm đến các vấn đề bang giao kinh tế quốc tế, luật quốc tế, luật thương mại, luật cạnh tranh và lý thuyết mạng lưới quốc tế.
Dù tình hình chính trị thay đỗi triệt để, nhưng các vấn đề lý thuyết về mạng lưới vẫn còn mang tính thời sự. Các mạng lưới và xã hội dân sự càng ngay càng giử một vai trò quan trọng trong việc hợp tác quốc tê, cải cách định chế và phát triên luật quốc tế.
Để bạn đọc quan tâm đến các chuyên đề này có cơ hội tham khảo, tác giả sẽ lần lượt phổ biến từng chương một của sách này trên trang nhà.
Tóm lược nội dung
Luận điểm khởi đầu cho rằng việc kiểm soát hiệu quả trong việc sát nhập các doanh nghiệp ở cấp độ toàn cầu chỉ có thể được đảm bảo với sự trợ giúp của các mạng lưới quốc tế.
Với những kỳ vọng ngày càng tăng liên quan đến khả năng giải quyết vấn đề và tiềm năng quản lý của việc điều phối mạng, cộng đồng quốc tế đã nắm bắt cơ hội này và sẽ ủng hộ các giải pháp mạng như là một phương tiện trong việc hợp tác quốc tế.
Để kiểm chứng luận điểm này, tác giả đã đặt mục tiêu kiểm tra hoạt động lập pháp và lập quy trong mạng lưới toàn cầu mới của các cơ quan cạnh tranh qua Mạng lưới Cạnh tranh quốc tế (International Competition Network, ICN) làm ví dụ. Công trình nghiên cứu này cố gắng làm sáng tỏ vấn đề liệu mạng lưới chính trị toàn cầu có thể dẫn đến giải quyết vấn đề hợp tác quốc tê tốt hơn không và bằng cách nào.
Ausgangspunkt der Untersuchung ist die These, dass eine effektive Fusionskontrolle auf globaler Ebene nur mit Hilfe globaler Netzwerke gewährleistet werden kann.
Mit den zunehmenden Erwartungen in Bezug auf die Problemlösungsfähigkeit und das Regulierungspotential der Netzwerkkoordination hat die Staatengemeinschaft diese Chance aufgegriffen und wird aller Voraussicht nach die Netzwerklösung als Mittel der internationalen Kooperation favorisieren.
Um diese Ausgangsthese zu verifizieren, hat sich der Verfasser zum Ziel gesetzt, das neue globale Netzwerk der Wettbewerbsbehörden International Competition Network (ICN) als Beispiel zu untersuchen. Diese Arbeit versucht zu beleuchten, ob und wie die globalen Politiknetzwerke zu einer besseren Problemlösung führen können.