Immanuel Kant
Đỗ Kim Thêm giới thiệu và dịch

Giới thiệu
Bối cảnh
Thế kỷ XVIII là kỷ nguyên khai sáng cho châu Âu trong khi hệ thống chính trị phong kiến đã đến lúc suy tàn và phải được thay thế bằng thể chế dân chủ. Để cùng theo đuổi một mục tiêu chung cao cả, châu Âu cần có một liên minh giữa các quốc gia. Đối diện với tình hình ngày càng bất ổn, hoà bình là đề tài của môt số nhà tư tưởng lừng danh như Puffendorf, Vattel, Hobbes, Montesquieu và Rousseau. Nhận đinh chung của các triết gia là nếu các quốc gia hợp tác chặt chẽ, thế giới sẽ được an bình và châu Âu thịnh vượng.
Nhưng Abbé de Saint Pierre là người đầu tiên đặt vấn đề theo quan điểm của khoa học chính trị qua tác phẩm “Đề Án Về Một Nền Hoà Bình Vĩnh Cữu Cho Châu Âu“, Projet pour rendre la paix perpétuelle en Europe“, I-II (1713), III, (1717). Saint Pierre cổ vũ thiết lập một liên minh để ngăn chận sự bành trướng của Đế Quốc Ottoman và nhờ thế mà tạo ra một nền hoà bình cho các quốc gia. Đề nghị này gặp nhiều phản bác của Rousseau, Leibnitz và Voltaire vì lý tưởng này là bất khả thi về mặt chính trị.
Ngược lại, Immanuel Kant lạc quan hơn khi công cuộc đấu tranh giành độc lập của Hoa Kỳ và cách mạng Pháp thành công. Kant bị tác động mạnh và cho là cần phải quan tâm đến các nguyên tắc đạo đức mà ông đã đề ra và tính khả thi là chuyên đề cần thão luận.
Tác giả
Immanuel Kant (1724-1804) là Giáo sư Siêu hình học và Đạo đức học tại đại học Königsberg thuộc Phổ nay là Kaliningrad thuộc Nga.
Với các tác phẩm kinh điển bậc nhất như Kritik der reinen Vernunft, Kritik der praktischen Vernunft và Kritik der Urteilskraft ông là một triết gia hàng đầu trong phong trào khai sáng tại phương Tây và được hậu thế tôn vinh là ngưòi khai sinh ra môn Đạo đức học hiện đại.
Tác phẩm
Trong chiều hướng đóng góp cho nổ lực hoà đàm giữa Pháp và Phổ tại Basel, Kant đã cho xuất bản “Zum Ewigen Frieden, Ein Philosophischer Entwurf“ (1795) (Huớng Về Một Nền Hòa Bình Vĩnh Cữu – Một Sơ Thảo Triết Học) nhằm thảo luận về những nguyên tắc triết học cho vấn đề sống chung hoà bình giữa các dân tộc và quốc gia.
Theo Kant, để bảo vệ một nền hoà bình vĩnh cữu, cần phải có giao lưu thương mại giữa các quốc gia và nền tảng đạo đức của luật quốc tế. Uớc mơ này khó thành tựu vì những lý do khách quan. Nhưng điều làm chúng ta quan tâm nhất là phải ý thức tầm quan trọng của việc kiến tạo hoà bình và những phương tiện để tiến gần đến mục tiêu.
Trong luận văn này, Kant đặt lại mối quan hệ giữa luật hiến pháp và luật quốc tế, cổ vũ tinh thần thượng tôn luật pháp trong việc giải quyết các tranh chấp quốc nội và hợp tác quốc tế. Đây là một điều kiện tiên quyết mà toàn văn nội dung sẽ được dịch sau đây.
Dịch phẩm
Trước đây, dịch giả đã trích dịch nhiều phân đoạn trong tác phẩm này và dẫn luận qua nhiều chuyên đề khác nhau như luật Hiến pháp cộng hoà và hoà bình theo quan điểm Phật giáo. Dĩ nhiên, còn nhiểu chuyên để khác như mối quan hệ giũa đạo đức và chính trị và quyền công dân trong thế giới cần được thảo luận sâu rộng hơn để thấy sự uyên bác của Kant.
Năm 2017, toàn văn dịch phẩm này đã được phổ biến qua dạng sách in Hòa Bình Theo Quan Điểm Của Immanuel Kant Và Phật Giáo“ do nhà xuất bản Ananda Viet Foundation xuất bản. Nhân đây, dịch giả xin cám ơn cư sĩ Tâm Diệu, chủ trang nhà Thư Viện Hoa Sen, đã nhiệt tình hợp tác để tạo điều kiện cho dịch phẩm ra đời, đạo hữu Nguyễn thị Tuyết Mai đã cung cấp nhiều tài liệu Pháp ngữ và tu chính lại bản dịch. Đóng góp khiêm tốn này tất nhiên còn nhiều thiếu sót, mong độc giả hoan hỹ và bổ túc cho lần tái bản được hoàn chỉnh hơn. Đa tạ.
***
Nội dung
Chúng ta không cần xác định tiêu đề châm biếm trên tấm biển cuả một lữ quán Hà Lan có vẽ hình một nghiã trang là ám chỉ ai, chung cho cả nhân loại hay đặc biệt cho những nhà lãnh đạo hiếu chiến hoặc dành riêng cho những triết gia ôm ấp một giấc mộng êm đềm.
Tuy thế, tác giả tập sơ thảo này chỉ đề xuất một phương cách, vì các người làm chính trị thường quen dựa trên lập luận của các nhà lập thuyết, và do sự cao ngạo mà họ xem thường lý thuyết như là loại thông thái của nhà trường với những tư tưởng rỗng tuếch và không gây an nguy cho đất nước, nên họ buộc phảỉ dựa vào những nguyên tắc do kinh nghiệm.
Người ta có thể vứt cùng một lúc mười một con cờ mà không cần quan tâm tới ý kiến của một chính khách lão luyện, vì trong trường hợp có tranh luận giữa cả hai về lý thuyết thì chính khách phải hành động theo một phương cách có hiệu quả là không gây tổn hại cho đất nước, sau khi cân nhắc các lý thuyết và ý kiến công luận. – Với một nguyên tắc bảo toàn này tác giả muốn tự minh thị một lời đoan xác trong hình thức tốt đẹp nhất nhằm tránh những giải thích đầy ác ý.
PHẦN MỘT
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN SƠ BỘ CHO MỘT NỀN HÒA BÌNH VĨNH CỮU GIỮA CÁC QUỐC GIA
1. “Hoà ước sẽ không có giá trị khi có điều khoản bảo lưu bí mật nhằm tạo cơ sở cho một cuộc chiến tương lai”.
Ký kết này là một đình chiến giả hiệu, hòa hoãn những hận thù, không phải là hòa bình. Hoà bình có ý nghĩa kết thúc mọi hận thù và khi thêm vào tĩnh từ vĩnh cữu ở đây chỉ tạo nghi ngờ sự trùng ý. Nguyên nhân tiềm ẩn của môt cuộc chiến trong tương lai làm vô hiệu toàn bộ hòa ước, dù trong hiện tại các phe kết ước có thể không được biết rõ, ngay khi các nguyên nhân này vẫn có thể phát hiện được qua các tìm tòi khéo léo từ các tư liệu văn khố.
Tinh thần bảo lưu này nhằm thay đổi những quyết định trong tương lai mà không một phe kết ước nào đề cập rõ ràng, vì cả hai quá mệt mỏi trong việc theo đuổi chiến tranh. Ý xấu nhằm lợi dụng cơ hội tốt để theo mục tiêu này thuộc về kinh nghiệm giải quyết vấn đề của các giáo sĩ dòng Tên, một vấn đề nhân phẩm của nhà lãnh đạo và các bộ trưởng, khi ta muốn giới hạn lập luận để nhận xét về nhân phẩm các vị này. Tuy thế, nhà nước đặt danh dự đích thực qua việc phát triển liên tục quyền lực bằng cách sử dụng quyền này với bất cứ phương tiện nào, khi khái niệm thông thái trong chính trị lý giải như vậy thì có vẻ là kinh điển và trí thức giả hiệu.
2. “Không một đất nước độc lập nào, dù lớn hay nhỏ, (đặc điểm này không quan trọng ở đây), có thể bị một nước khác thụ đắc bằng cách thừa kế, trao đổi, mua hay tặng”.
Đất nước không phải là một gia sản (thí dụ như đất đai mà nhà nước có) mà là một xã hội của con người và không ai khác hơn là người dân có quyền cai trị và tự quản. Giống như thân cây, đất nước có gốc rể riêng, khi gắn chắc vào các đất nước khác để huỷ bỏ sự hiện hữu như một chủ thể đạo đức và rồi dựa vào đó tạo nên một vật thể khác, hành vi này tương phản với ý tưởng về một khế ước nguyên thủy, mà không có nó thì không ai nghĩ đến quyền đối với dân tộc.[i]
Trong thời đại của chúng ta và cho đến thời cận đại nhất, mọi người đều có thể nhận xét để biết loại nguy hiểm nào là cách chiếm đoạt tại châu Âu mà các nơi khác không biết. Hai quốc gia có thể kết hợp qua hôn nhân, việc kết ước này chỉ có trong thời kỳ gần đây, một phần lớn lại là một sự nghiệp loại mới cho phép tạo quyền lực qua liên kết gia đình vừa không hao sức và cũng qua cách này mà có phần bành trướng lãnh thổ. Khi cho nước khác thuê một đạo binh để chống lại một kẻ không phải kẻ thù chung cũng được kể đến; những kẻ thuộc quyền cũng bị sử dụng và lạm dụng tùy tiện như là một loại tài sản riêng.
3. “Quân đội thường trực phải huỷ bỏ qua thời gian”.
Quân đội không ngừng đe dọa gây chiến nước khác bằng cách chứng tỏ luôn sẵn sàng trang bị vũ khí để chiến đấu. Họ khiêu khích gây xáo trộn bằng cách gia tăng quân số tới một mức độ không giới hạn. Vì phí tổn cho hòa bình quá cao nên cuối cùng một cuộc chiến ngắn trở thành phương tiện đàn áp mạnh hơn, đó là nguyên nhân của chiến tranh xâm lăng được phát động nhằm giải quyết các gánh nặng này.
Để đạt mục tiêu, việc thuê sát nhân hoặc nạn nhân dường như là cách sử dụng một cách máy móc hay là phương tiện trong tay của một nước, mà không phù hợp với nhân quyền của nhân loại. Phương cách này hoàn toàn khác biệt với trường hợp thực tập thao diễn quân sự thường trực của dân chúng trong tinh thần tự nguyện để tự bảo vệ an ninh của chính mình và đất nước do nguy cơ ngoại xâm.
Việc tích luỹ tài sản trong nước cũng bị nước khác xem là một cách tương tự nhằm đe dọa gây chiến và bắt buộc họ phải tham chiến bằng cách tấn công trước. (Đối với ba sức mạnh: quyền lực của quân đội, liên minh chính quyền và tiền bạc, thì loại quyền thứ ba này trở thành một loại khí cụ chiến tranh đáng tin cậy nhất, nếu ta không gặp khó khăn để tìm hiểu số lượng tiền bạc để phản chứng).
4. “Không được đem nợ công đặt điều kiện trong quan hệ ngoại giao của nhà nước”.
Khi yêu cầu viện trợ, dù trong hay ngoài phạm vi nhà nước hay khi nhân danh kinh tế nhà nước, thí dụ như cải thiện đường sá, xây khu gia cư, xây kho dự phòng cho những nằm thất muà, v.v.., thì nguồn cấp viện không được tạo ra nghi ngờ.
Nhưng cung ứng một hệ thống tín dụng mà tiền nợ càng ngày tăng lên và quyền đòi nợ được bảo đảm (bới vì chủ nợ không bao giờ đòi các loại nợ này cùng một lúc) là một loại vũ khí được bạo quyền sử dụng nhằm chống lại nước khác, một quyền lực nguy hiểm khi dựa trên tiền bạc, – một khám phá đầy ý nghĩa của dân tộc trọng thương trong thế kỷ này, cụ thế là kinh phí gây chiến cao hơn tài sản của các nước góp lại, đem lại tình trạng kiệt quệ, (miễn thuế là một cách làm khởi động các sinh hoạt, dù ảnh hưởng đến công nghiệp và thu nhập có thể đến chậm hơn).
Khi gây chiến dễ dàng kết hợp với khuynh hướng của lãnh đạo, một khuynh hướng dường như đã có sẵn trong bản chất con người, thì đây là một trở ngại lớn cho nền hòa bình vĩnh cữu, nên cần phải cấm đoán. Cấm đoán này phải được đặt ra nghiêm khắc hơn điều khoản sơ bộ của nền hòa bình vĩnh cữu, vì cuối cùng sự khánh tận không thể tránh được của một nước gây ảnh hưởng chung cho các nước khác, một tổn thất cho toàn thể. Do đó, các nước ít nhất cũng có quyền liên kết chống lại nước khiêu chiến theo kiểu này và sự lạm dụng của họ.
5. “Không nước nào có quyền can thiệp vào hiến pháp và chính quyền các nước khác bằng bạo lực.”
Làm sao nhà nước lý giải khi can thiệp, thí dụ như trong trường hợp có một biến cố mà một nước gây ảnh hưởng cho người dân nước khác? Nước này có thể cảnh báo bằng cách minh chứng qua một thí dụ xấu nhất là dân chúng rơi vào tình trạng vô luật pháp.
Tuy thế, nói chung, ta có thể nêu lên một thí dụ xấu khác cho thấy là người chuộng tự do không thể gây thiệt hại cho người khác. Trong trường hợp một nước có tranh chấp nội bộ chia thành hai phe; mỗi phe tự nhận là có quyền đại diện cho toàn dân, ta không thể kết luận rằng khi ngoại bang chỉ trợ giúp cho một phe là can thiệp vào hiến pháp, (vì tình trạng ở đây là vô chính phủ). Bao lâu tình trạng tranh chấp nội bộ này chưa giải quyết, thì sự can thiệp phải được xem như là vi phạm quyền của một dân tộc độc lập đang tranh đấu cho các thuơng tổn nội bộ. Sự can thiệp này sẽ gây thương tổn tạo nên sự bất ổn trong tinh thần độc lập của các quốc gia.
6. “Không một nước nào đang lâm chiến với nước khác được phép có những hành vi thù nghịch làm cho niềm tin tưởng nhau về một nền hòa bình tương lai sẽ không thành tựu, thí dụ như sử dụng phương tiện sát hại, độc chất, huỷ bỏ việc đầu hàng, xúi dục tạo phản trong các nước lâm chiến”.
Đây là những phương cách bất xứng. Ngay trong chiến tranh thì trong suy nghĩ của kẻ thù cũng phải có một niềm tin nào đó còn lại, nếu không, hòa bình không thể vãn hồi, vì những thù nghịch đưa tới loại chiến tranh hủy diệt; chiến tranh là một phương tiện khẩn cấp buồn thảm trong tình trạng tự nhiên (vì không có tòa án nào có thể xử chung quyết các tranh chấp), lấy bạo lực làm luật pháp và cũng không một ai trong hai phe đối nghịch được cáo buộc là kẻ thù bất chính (vì kết quả này phải được đặt trong điều kiện là có toà tuyên án), vấn đề cũng phải được xét là ai có ưu thế trong tranh chấp luôn có lý không (có trường hợp gọi là trước phán xét của Thượng Đế). Giữa các nước không nên nghĩ phải có một cuộc chiến trừng phạt, (vì giữa cả hai không có một mối quan hệ của người trên và kẻ dưới).
Theo đó, một cuộc chiến tranh tiêu diệt sẽ huỷ hoại cùng lúc cho cả hai phía và cùng với tất cả quyền lợi, kết cuộc là một nền hòa bình vĩnh cữu chỉ tạo ra một nghịã trang rộng lớn cho con người. Một cuộc chiến như thế, và khi cho sử dụng những phương tiện đưa tới một cuộc chiến tranh như thế, phải bị tuyệt đối cấm đoán.
Nhưng khi những phương tiện vừa kể dẫn tới một kết quả không thể tránh, thì điều hiển nhiên cho thấy một sự thật, đây là những loại hình nghệ thuật của địa ngục, mà tự nó đã là ô nhục khi sử dụng, lại không thể áp dụng trong phạm vi chiến tranh. Thí dụ như khi sử dụng chiến tranh gián điệp, người ta tận dụng lòng bất kính người khác, dù không để đi đến hủy diệt, nhưng khi nó mang đến tình trạng hòa bình, thì đồng thời nó cũng hủy diệt toàn bộ công trình của mục đích này.
***
Nhìn khách quan, dù các luật này đều nằm trong các ý định của nhà cầm quyền, đó là loại luật cấm đoán, nhưng một vài luật lại quá nghiêm khắc, không phân biệt được tình trạng cụ thể trong áp dụng, đòi hỏi huỷ bỏ ngay (như điều 1, 5, 6), trong khi những luật khác (như điều 2, 3, 4) dù không là ngoại lệ, nhưng cũng có quan tâm cứu xét đến tình trạng cụ thể chủ quan trong việc mở rộng quyền và cho phép trì hoãn việc thi hành, tuy vẫn không quên mục tiêu trước mắt là khi cho phép trì hoãn, nhà nước phải bồi thường theo điều 2 vì làm mất tự do, nhưng họ không thể kéo dài đến một thời gian vô hạn định (như August thường nói theo lịch Hy Lạp, một ngày không bao giờ đến), vì việc này tạo ra một tình trạng không bao giờ có bồi thường.
Trì hoãn chỉ cho phép trong trường hợp với ý định là bồi thường không quá vội mà làm hỏng mục tiêu đề ra. Cấm đoán chỉ áp dụng cho cách sở hữu để không có hiệu lực trong tương lai và không áp dụng cho tình trạng chiếm hữu đã xãy ra trong quá khứ (được suy đoán là thụ đắc ngay tình), dù không được xác nhận tư cách thụ đắc hữu quyền theo đúng luật, nhưng vào thời điểm mà quyền thụ đắc này được các nước công nhận và cùng phù hợp theo quan điểm công luận.[ii]
[i] Một vương quốc do thừa kế thì nước khác không được hưởng quyền này, mà có thể nhận được quyền chuyển nhượng để cai trị từ cá nhân nhà lãnh đạo. Nước nhận quyền sẽ lãnh đạo, nhưng người lãnh đạo không có tư cách như một nhà nước, vì họ đã có quyền này từ nước của họ.
[ii] Luật ngoài đặc điểm là mệnh lệnh và cấm đoán, luật còn cho phép, theo lý trí thì không có lý do nghi ngờ. Nói chung, luật pháp hàm chứa tính tất yếu thực tiễn khách quan, nhưng luật cho phép quy định một số hành vi nhất định và có tính tình cờ thực tiển. Thế nên, luật cho phép buộc người đựợc phép hành động, thực ra không ai phải bị cưỡng chế.
Trong mối quan hệ này, đối tượng của luật cho phép có một ý nghĩa chung, bởi vậy tự nó sẽ mâu thuẫn. Nhưng trong luật cho phép có đề ra cách cấm đoán có hiệu lực về quyền thụ đắc tương lai (thí như như quyền thừa kế); khi bỏ sự cấm đoán này, có nghiã là cho phép chiếm hữu với danh nghĩa có quyền theo luật tự nhiên dù bất hợp pháp. Chiếm hữu theo cách này phải ngay tình trong một thời kỳ khi luật tự nhiên cho phép, sau đó mới đến thời kỳ có quyền chiếm hưữ theo dân luật, và phải là qua một thời gian dài. Mặc dù có sư suy đoán và công nhận về quyền chiếm hữu, nhưng theo luật tự nhiên cũng có thể bị cấm do công luận và phong tục. Theo dân luật, việc cho phép quyền chiếm hữu lâu dài này không thễ xãy ra, khi phát hiện người chiếm hữu gây thiệt hại cho người khác và phải đình chỉ sau khi phát hiện.
Tiện đây, tôi cũng xin các lý thuyết gia của trường phái luật tự nhiên quan tâm về khái niệm luật cho phép, một khái niệm thuần lý và có hệ thống. Trước tiên, trong dân luật thường sử dụng sự phân biệt về luật cấm đoán, luật này được thể hiện độc lập, trong khi đó luật cho phép thì không, vì cần phảỉ đề ra điều kiện giới hạn kèm theo trong từng loại luật một, nhưng có thể bỏ đi do những ngoại lệ.
Điều này có nghiã là khi điều này hoặc điều khác bị cấm đoán, ngoại trừ điều 1, 2 và 3, và cứ như thế trong những trường hợp khác không xác định được, luật cho phép được thêm vào trong luật như một sự bổ sung ngẫu nhiên, không phải là nguyên tắc, mà là sư dò dẫm trong một số trường hợp xãy ra. Nếu không, người ta phải chấp nhận đề ra những công thức của luật cấm đoán mà nó nghiêm nhiên trở thành luật cho phép. Điều đáng tiếc là những chủ đề này không được quan tâm và không có giải pháp, ngay cả những giải thích đầy sắc bén của công tước Windschgrätz cũng không kết quả. Ông đưa ra điểm này thành một đề tài tranh luận có giải thưởng, nhưng cuối cùng phải từ bỏ. Khả năng của một công thức như vậy (giống như công thức toán học) là một trong những thử thách còn lại cho công tác lập pháp có hiệu năng, mà không có nó, thì sự an toàn luật pháp chỉ là một mơ ước chân thành. Nếu không, người ta sẽ có luật có giá trị chung, mà không phải phổ quát đựơc sử dụng đại đồng như là khái niệm luật pháp đòi hỏỉ phải áp dụng như thế.