Đỗ Kim Thêm tuyển dịch

Một số báo chí Đức quan tâm đến việc Taliban thành lập chính phủ ở Afghanistan, chương trình triệt thoái cho các cộng tác viên, triển vọng bang giao và viện trợ nhân đạo trong tương lai.
TAGESSPIEGEL cho biết: “Với những giọng điệu thô lỗ như vậy, trước tiên người ta phải tự tin khi cần gấp sự giúp đở. Taliban sẵn sàng tha thứ cho người Đức, miễn là họ công nhận chế độ về mặt ngoại giao và hỗ trợ về mặt tài chính. Những người cai trị mới ở Kabul đã học được cách kinh doanh PR và biết điều gì thu hút nhiều người Đức: thuyết phục họ có cắn rứt lương tâm và đưa ra những lời hứa hào phóng về điều đó, miễn là người Đức tốt bụng trở lại. Sau nhiều đánh giá sai lầm – chủ yếu là quá lạc quan – về tình hình ở Afghanistan, Đức cần phân tích tỉnh táo về cán cân quyền lực để đặt ra một hướng đi.“
SÜDKURIER nhấn mạnh: “Một chế độ chà đạp lên nhân quyền không thể là đối tác của một nền dân chủ phương Tây. Nhưng thông qua những thất bại của chính phủ liên bang, họ đã tự lâm vào cảnh dễ bị tống tiền. Cho đến khi nào quân đội Hồi giáo có quyền kiểm soát nhiều người, những người mà Đức đã hứa cho phép ra đi, thì khả năng hành động sẽ bị hạn chế. Do đó, chính phủ liên bang sẽ thương thảo với các lãnh chúa Sharia và chắc chắn sẽ phải bằng lòng nhượng bộ. Nhưng còn đại sứ quán ở Kabul? Điều này vượt khỏi sự công nhận của chế độ. Ở đây, mọi việc mặc cả đều có giới hạn của nó, đặc biệt là vì Taliban không có nghĩa là an toàn trong việc làm chủ tình hình. Mọi nhượng bộ giúp cho ổn định quyền cai trị của Taliban sẽ trả thù,
SÜDDEUTSCHE ZEITUNG nhận định: “Phương Tây có thể quay lưng với những nhà cầm quyền mới ở Kabul, nhưng cũng không hơn thế nữa. Sau khi sứ mệnh kéo dài 20 năm kết thúc đầy thảm khốc, hàng chục nghìn các cộng tác viên cũ vẫn đang mắc kẹt ở Afghanistan và phải được cho phép xuất ngoại, điều này đòi hỏi có sự hợp tác với Taliban. Tuy nhiên, sự công nhận quốc tế rộng rãi với các mối quan hệ ngoại giao với nội các này là điều không phù hợp. Washington và Berlin phải nhanh chóng tìm cách giúp đỡ dân chúng đang khốn khó. Người dân là nạn nhân của việc thất bại quân sự của các nước phương Tây và cũng của chính phủ Taliban.
Theo DIE TAGESZEITUNG, vấn đề đã trở nên rõ ràng: “Chính phủ Afghanistan mới chính xác là điều mà người ta phải sợ. Nếu ở đâu nói là Taliban, thì ở trong đó có Taliban, điều này đúng 100%. Không những không có phụ nữ nào trong nội các, mà cùng một lúc, Bộ Phụ nữ cũng bị bãi bỏ. Nếu điều đó không may được mong đợi khi xem các thông báo tương tự, thì những lời hứa hẹn về hội nhập giờ đây cũng trở thành chuyện phù phiếm.
MITTELDEUTSCHE ZEITUNG cảnh báo về nạn khủng bố mới ở châu Âu: “Vô số người châu Âu đã tham gia chiến đấu cho IS và khi trở lại, một số cực đoan hơn. Theo đó, số người bị cơ quan an ninh Đức liệt vào danh sách các mối đe dọa của Hồi giáo đã đạt mốc 1000. Đúng là con số đã giảm một nữa sau sự sụp đổ của ‚Caliphate‘. Nhưng giờ đây, một niềm đam mê quyền lực mới đang phát ra từ Afghanistan, một niềm đam mê có thể có tác động lâu dài hơn nhiều.
Rốt cuộc, Taliban đã đứng vững trước quân đội phương Tây trong 20 năm và cuối cùng thậm chí còn đánh đuổi họ ra khỏi đất nước. Đây là một tín hiệu cho tất cả các chiến binh thánh chiến trên toàn thế giới. Thông điệp là: Bạn chỉ cần kiên trì“.