Michael Spence
Đỗ Kim Thêm dịch

Việc tăng tốc triển khai vắc xin chống COVID-19 ở nhiều nền kinh tế tiên tiến đã tạo tiền đề cho sự phục hồi nhanh chóng trong sáu tháng cuối năm nay và cho đến sang năm 2022. Mặc dù tốc độ tăng trưởng trong các lĩnh vực kỹ thuật số và hỗ trợ cho kỹ thuật số sẽ phần nào chững lại, nhưng các ngành dịch vụ có thu dụng nhân công cao sẽ tăng làn sóng nhu cầu bị dồn nén.
Các chương trình tiêm chủng chống dịch COVID-19 đang đạt được năng động khi năng lực sản xuất tăng lên và các thủ tục hành chánh và phân phối dự kiến ban đầu đầy hỗn loạn được thay thế bằng các hệ thống vững chắc hơn. Một nhiệm vụ với quy mô lớn này chắc chắn sẽ gặp phải những va chạm phụ thuộc lúc thực hiện. Nhưng hiện nay, hy vọng rằng mọi người ở Bắc Mỹ vào mùa hè này và hầu hết người dân châu Âu vào đầu mùa thu sẽ được cung cấp vắc-xin là hợp lý
Tính đến ngày 15 tháng 3, Israel đã tiêm hơn 100 liều cho 100 người dân, so với Vương quốc Anh là 38, ở Chile là 36, ở Hoa Kỳ là 32 và ở Liên minh châu Âu là 11, và những con số này đang tăng nhanh. Tỷ lệ này tương đối thấp hơn ở Châu Á và Thái Bình Dương, nhưng những quốc gia này phần lớn đã ngăn chận virus mà không có chương trình tiêm chủng cho đại chúng, và kể từ đó nền kinh tế của họ đã phục hồi nhanh chóng.
Trong khi đó, các quốc gia có thu nhập thấp hơn ở một số châu lục đang trong tụt hậu, đìều này chỉ ra rằng các nỗ lực quốc tế đầy tham vọng hơn để cung cấp vắc-xin cho họ là cần. Như nhiều người đã ghi nhận gần đây, trong thế giới liên kết của chúng ta, không ai là an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều được an toàn.
Giả sử rằng tiêm chủng tiếp tục tăng tiến trên toàn cầu, kịch bản có khả năng nhất cho nền kinh tế là phục hồi nhanh chóng trong sáu tháng cuối năm nay và sang đến năm 2022. Chúng ta sẽ thấy sự đảo ngược một phần nhưng rõ ràng của các mô hình tăng trưởng theo hình chữ K đã xuất hiện trong các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng cao sẽ giảm xuống trong các lĩnh vực kỹ thuật số và được kỹ thuật số hỗ trợ, nhưng không đáng kể, bởi vì việc áp dụng các dịch vụ kỹ thuật số này do bắt buộc sẽ bị kìm hãm bởi các hoạt động do con người đảm trách phục hồi. Đồng thời, các lĩnh vực bị đóng cửa một phần hoặc hoàn toàn sẽ hồi sinh. Các ngành dịch vụ chính như bán lẻ, khách sạn, giải trí, thể thao và du lịch sẽ mở cửa trở lại cho công chúng đang háo hức hơn. Các ngành công nghiệp như hãng tàu du lịch có thể sẽ tạo ra giấy chứng nhận tiêm chủng của riêng họ, khi khách hàng tin tưởng về sự an toàn, doanh số bán tăng trở lại.
Việc hồi phục mô hình tiêu dùng bị đình chỉ trước đây, được thúc đẩy nhanh bởi nhu cầu bị dồn nén, sẽ bùng nổ tăng trưởng trong các lĩnh vực bị suy thoái, dẫn đến cải thiện hiệu quả cho kinh tế nói chung. Tình trạng thất nghiệp gần như chắc chắn sẽ giảm, ngay cả khi những thay đổi thường xuyên trong cách sống và làm việc làm giảm đl việc làm ở một số khu vực. (Ví dụ, các mô hình làm việc tại nhà do đại dich gây ra có thể làm giảm nhu cầu đối với các nhà hàng ở các trung tâm thành phố.)
Chắc chắn, trong khi các chương trình quy mô của chính phủ đã hỗ trợ cho cú sốc kinh tế của đại dịch, các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề vẫn phải đối mặt với những thiệt hại trầm trọng. Giữa các sự giảm sút chuyển tiếp về phía cung và sự gia tăng nhu cầu có thể dự đoán, một đợt lạm phát tạm thời là có lẽ và có thể xảy ra. Nhưng đó không phải là lý do cho mối quan tâm sâu xa.
Các thị trường tài chính đã dự đoán những xu hướng này. Sau khi đấu tranh trước đại dịch và bị tác động trong giai đoạn đầu của đợt co cụm, nhiều cổ phiếu đang bắt đầu có giá trở lại. Trong khi đó, tăng trưởng các cổ phiếu trong lĩnh vực kỹ thuật số đã trải qua một đợt điều chỉnh nhỏ. Nhưng điều này cũng là tạm thời. Trong khi các giá cổ phiếu sẽ tiếp tục dao động trên mức suy trầm trước đó, thì tăng giá cổ phiếu trong kỹ thuật số sẽ được hưởng lợi từ xu hướng dài hạn mạnh mẽ hướng tới việc tạo ra giá trị gia tăng thông qua tài sản vô hình.
Một vấn đề có tầm quan trọng đáng kể là du lịch quốc tế. Các doanh nghiệp có thể hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số trong một thời gian, nhưng cuối cùng, việc tiếp xúc trực tiếp giữa con người với nhau sẽ trở nên cần thiết. Hơn nữa, nhiều nền kinh tế phụ thuộc nặng nề về lữ hành và đặc biệt là du khách, chiếm 10-11% GDP ở Tây Ban Nha và Ý và tới 18% GDP ở Hy Lạp (và có thể nhiều hơn nếu tính theo hiệu ứng số nhân).
So với nhiều lĩnh vực khác, du lịch lữ hành phải đối mặt với những khó khăn phụ thuộc, vì nó không mang tính địa phương. Các ngành dịch vụ địa phương có thể mong đợi một mô hình phục hồi nhanh chóng khi vi rút được kiểm soát, nó không áp dụng nghiêm ngặt cho du lịch, đặc biệt là ở cấp độ quốc tế. Để cho phép đi lại nhiều hơn giữa các quốc gia, cả hai nơi xuất phát và điểm đến sẽ cần phải đạt được những tiến bộ trong việc tiêm chủng cho dân chúng của họ và ngăn chận vi rút. Những người đã được tiêm phòng và sẵn sàng đi du lịch sẽ phải được nước đến chấp nhận, có thể bằng cách xuất trình một số loại giấy chứng nhận hoặc hộ chiếu đã tiêm chủng.
Vấn đề phức tạp hơn, khi du lịch quốc tế phải tuân theo quy định pháp lý trong nhiều khu vực và có phần thiếu phối hợp. Điều này, cùng với hiểu biết không chính xác về các điều kiện bên ngoài thuộc về xuyên biên giới sẽ khiến cho việc thích nghi với thực tế mới của địa phưong trở nên khó khăn hơn.
Lộ trình tiêm chủng hiện nay cho thấy việc triển khai trên toàn cầu sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các chương trình ở các nền kinh tế tiên tiến. Hy vọng rằng một khi những động lực đầu tiên này được thực hiện, các nhà lãnh đạo sẽ chú ý đến việc tăng cường hợp tác quốc tế và đẩy nhanh việc sản xuất và triển khai vắc xin ở các nước đang phát triển và một số thị trường mới nổi.
Vào thời điểm đó, các nền kinh tế tiên tiến sẽ trải qua một sự phục hồi nhanh chóng, giống như Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á khác đã ngăn chận virus từ rất sớm. Sự hồi phục của các ngành dịch vụ có thu dụng cao sẽ thúc đẩy sự trở lại trên diện rộng, tạo ra sự thay đổi trong thị trường về giá trị tương đối giữa các ngành. Các trường sẽ tiếp tục hoàn toàn việc học trực tiếp, được trang bị các công cụ kỹ thuật số bổ sung có thể nâng cao chương trình giảng dạy và cung cấp khả năng phục hồi cho cú sốc tiếp theo.
Trong sáu tháng cuối năm 2021 và cho đến sang năm 2022, động lực theo hình chữ K của nền kinh tế đại dịch sẽ nhường chỗ cho sự phục hồi nhiều tốc độ, với các lĩnh vực truyền thống có nhiều tiếp xúc của con người đóng vai trò dẫn đầu. Hai lĩnh vực còn tồn tại của sự bất trắc đối với các kết quả kinh tế và y tế là tốc độ triển khai vắc xin ở các nước đang phát triển và hợp tác quốc tế để đẩy nhanh việc khôi phục du lịch xuyên biên giới. Nhưng với sự lãnh đạo hướng tới tương lai, cả hai vấn đề sẽ hoàn toàn có thể kiểm soát được.
***
Michael Spence đoạt giải Nobel kinh tế, Giáo sư Kinh tế hồi hưu, Cựu Khoa trưởng Khoa Kinh doanh Đại học Stanford, Thành viên cao cấp tại Học viện Hoover, tác già sách The Next Convergence: The Future of Economic Growth in a Multispeed World.