Đỗ Kim Thêm
Vai trò của Hoa Kỳ
Trong cuộc chiến của Pháp chống Việt Minh, chính sách của Hoa Kỳ về Đông Dương thay đổi từ hình thức trung dung sang ủng hộ cho Pháp. Nguyên nhân thay đổi rất đa dạng. Từ năm 1945 cho đến năm 1950, các diển biến nội chính, ngoại giao và chính trường quốc tế làm cho mọi nhận định của Hoa Kỳ về chiến luợc chống Cộng Sản phát triền lên cực điểm.
Hoa Kỳ cho là chủ nghĩa Cộng sản đang de doạ thế giới, Chiến tranh Lạnh khởi đầu khi hai khối Đống Tây đối nghịch thành hình. Xung đột giữa thực dân Pháp và phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt Nam sẽ phát triển trong chiều hướng này. Mục tiêu của quân đội Pháp tại Việt Nam không những là chỉ tạo quyền lực cho thực dân chiếm lại thuộc địa mà còn đẩy lui Cộng sản đang đội lốt phong trào đấu tranh giải phóng giành độc lập cho dân tộc. Do đó, tinh thần cam kết của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam là kết quả của chiến luợc này.
Cùng với Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh đã chiến thắng Đế quốc Đức và Nhật. Sau khi đoàn kết để kết thúc chiến tranh, hệ thống quốc tế bắt đầu rạn nứt. Stalin cho rằng kế hoạch tái thiết cho trật tự hâu chiến là thực tế và Nga hợp tác với các cường quốc phương Tây là khả thi. Trong chiều hướng này, Stalin hy vọng Nga sẽ củng cố và mở rộng quyền lực, kể cả bằng bạo lực khi cần thiết và phương Tây sẽ khoan nhượng trước sự bành trướng này. Stalin không xem vấn đề đối nghịch quan điểm là nghiêm trọng. Trước khả năng tàn phá của Liên Xô, phuơng Tây thích nghi bằng các biện pháp tương nhượng, vì lo sợ không thể đối phó.
Thoạt đầu, Thủ tướng Anh Churchill và Tổng thống Mỹ Roosevelt đồng thuận cho Liên Xô phát triển ảnh hưởng tại Đông Âu. Nhưng trước các biện pháp đàn áp tàn bạo và Xô viết hoá bằng bạo lực làm cho cả hai nhận ra ngay tham vọng này của Nga và cho là không phù hợp với quyền lợi chiến lược của phương Tây. Cả hai chống đối công khai Stalin về việc không tôn trọng các quyền tự do dân chủ cho người dân Đông Âu.
Trước Đệ nhị Thế chiến, Tổng thống Roosevelt tuyên bố trước công luận Mỹ và thế giới rằng Mỹ sẽ bảo vệ cho nên dân chủ tự do. Đến tháng 12 năm 1941, đa số công luận Mỹ tin rằng giá trị tự do dân chủ theo phương Tây và chủ nghĩa tư bản là một phương thức duy nhất làm cho thế chiến sẽ không bùng nồ.
Tổng thống Truman, người kế nhiệm Roosevelt, thấy không thể còn ve vãn Liên Xô như trước và đa số công luận Mỹ cũng đồng thuận sự thay đổi quan điểm. Hoà nhịp theo trào lưu là việc dân chúng Đông Âu cũng nhận thúc là cần chuyển hướng hy vọng về phiá Mỹ nhiều hơn.
Stalin tỏ ra không tiếp tục hợp tác với phương Tây trong việc tìm một giải pháp cho tương lai của nước Đức. Cùng lúc, Stalin gây áp lực nặng nề đối với Thổ khi gia tăng yểm trơ cho Đảng Cộng sản Thổ tại Hy lạp. Các tranh chầp khác làm cho các bang giao quốc tế trong năm 1947 trầm trọng hơn.
Trước tình hình này, Tổng thống Truman công bố chính sách ngăn chận (be bờ), không phải áp dụng cho trường hợp của Thổ và Hy lạp, mà cho khắp nơi. Ông lập luận rằng Mỹ sẽ viện trợ cho các dân tộc đang đứng trước hiễm hoạ xâm lăng của Cộng sản hoặc các áp lực ngoại giao khác.
Với kế hoạch tái thiết mang tên Marshall khởi đầu vào năm 1947, Mỹ đã tạo phương tiện để giúp cho các nước Tây Âu đi vào giai đoạn ồn định. Mọi quan hệ chính trị giữa Mỹ và Tây Âu gắn bó hơn.
Ngoài ra, các cựu thù của Đồng minh cũng tham gia trong việc xây dựng một trật tự mới. Nhật trở thành một cuờng quốc khu vực thân phương Tây, nhiệm vụ chính là ngăn chận ảnh hường của Trung Hoa và Liên Xô và bảo vệ cho quyền lợi an ninh của Mỹ tại Đông Nam Á. Tại Tây Âu, Đức là quốc gia trung tâm hội nhập theo tinh thần tự do và chủ nghĩa tư bản trong một trật tự mới. Mỹ thành lập Liên minh Bắc Đại Tây Duơng (NATO) vào năm 1949. Nỗ lực này giúp cho Mỹ củng cố và tăng cường quyền lợi an ninh tại Á Đông và Tây Âu.
Chính sách bảo vệ an ninh và tái hội nhập trong thế giới của Truman có hai khía cạnh an ninh và kinh tế: phục vụ cho chính sách ngăn chận Cộng Sản và phát triển theo chủ nghĩa tư bản. Cả hai kết hợp nhau nhằm thể hiện tinh thần cổ vũ cho lối sống Mỹ, phát triển tự do cá nhân trong chiều hướng hưởng thụ tiện nghi vật chất tối đa.
Cùng theo tinh thần này, các nước Đông Nam Á đóng một vai trò quan trọng, vừa là một thị trường cung ứng nguyên nhiên vật liệu và vừa là tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của phương Tây. Mỹ hy vọng qua thời gian các quốc gia này sẽ chấp nhận các giá trị phuơng Tây và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Công nhận Chế độ Bảo Đại
Trong việc phát triển chiến lược và kinh tế cho Đông Nam Á, thoạt đầu, Hoa Kỳ không quan tâm đến vai trò của Việt Nam, mà mục tiêu chính là gây áp lực cho Pháp phải cải cách chính sách thuộc địa và hỗ trợ cho các đoàn thể chính trị địa phương có tư tưởng dân chủ thân phương Tây thành hình.
Trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ không nghi ngờ về thành tích của ông Hồ và cho rằng không ai thay cho ông hay có giải pháp tương ứng khả thi khác. Báo chí Mỹ cho rằng vì tinh thần giải phóng dân tộc và nhất là không ai chứng minh quan điểm thân Liên Xô của ông, khuyến nghị Bộ Ngoại Giao nên tiếp xúc với ông Hồ.
Nguợc lại, nhiều giải thích khác cho là Stalin không cần có ai khác lãnh đạo và hoàn toàn tin ông Hồ là một cánh tay đắc lực.
Trong chính sách ngoại giao, Bộ Ngoại giao không lượng được vai trò của ông Hồ và Việt Minh trong hoàn cảnh mới và bước vào một tình trang lưỡng nan.
Một mặt, khi chế độ thuộc địa đã kết thúc, Mỹ phải cổ vũ cho quyền dân tộc tự quyết để giải thể các cường quốc thực dân. Mặt khác, ngoại trừ thực dân Hà Lan tại Indonesia là ngoại lệ, Mỹ dè dặt hơn trong việc áp lực các cường quốc thực dân, không công khai tiếp xúc với các thành phần thiểu số theo Cộng sản đang đội lốt đấu tranh cho phong trào giải phóng dân tộc tại các nước thuộc địa.
Tại Việt Nam, trong việc tìm một giải pháp chính trị thích hợp cho Việt Minh, Pháp không đạt kết quả. Cuối cùng, Hoàng đê Bảo Đại, một nhân vật khả kính còn lại của Hoàng triều, là một giải pháp thuận lợi nhất. Sau nhiều đắn đo, Bảo Đại tuyên bố đồng ý sẽ chủ xướng các biện pháp theo Pháp. Trong Thoả ước Elysee năm 1949, Pháp hứa hẹn trao độc lập cho Việt Nam trong khi chính sách đối ngoai và quốc phòng còn nằm trong tay của Pháp.
Ngoài ra, do thoả thuận, Pháp còn hưởng được các biện pháp kinh tế thuận lợi. Cho dù chính phủ Việt Nam mới thuộc quyền của Bảo Đại, nhưng điều kiện Việt Nam, Lào và Kampuchea còn phải nằm trong Liên hiệp Pháp làm cho việc Pháp hứa hẹn trao trả độc lập suy yếu, Nhờ liên hệ lâu dài của Pháp và Bảo Đại mà Pháp có nhiều điểm lợi về kinh tế và chính trị. Do đó, Việt Minh trong khi nhân danh giải phóng dân tộc khó có thề đảm nhận vai trò lãnh đạo quốc gia.
Trước những bất lợi cho Việt Minh nhưng cũng không vì thế mà làm cho Bảo Đại phát huy thuận lợi. Hầu như ông không trực tiếp giải quyết các vấn đề hệ trọng cho đất nước trong thời kỳ biến động. Lý do chính là lối sống xa hoa và cách biệt nông dân, hầu hết thời gian Bảo Đại và gia đình là ở Nice, miền Nam nước Pháp và biệt điện ở Đà Lạt,
Nội chính bất ổn
Chiến thằng của Mao Trach Đông tại Trung Quốc vào tháng Mười năm 1949 và việc tháo chạy của Tướng Tưởng Giới Thạch và Lực lương Quốc Dân Đảng sang Đài Loan đã gây một chuyển biến quan trọng trong chính sách của Mỹ tại Đông Dương.
Tại Quốc hội, Đảng Cộng Hoà, trong vị thế đối lập, đã lên án tổn thất này cho trách nhiệm Tổng thống Truman khi không ủng hộ triệt để cho Tướng Tưởng Giới Thạch và kiên quyết chống Cộng sản. Lời cáo giác có sức thuyết phục cao, vì trên bình diện quốc tế, công luận Mỹ bắt đầu cảm thấy bị Cộng sản đe doạ, ngay cả trong nội địa, họ tin rằng vấn đề nội gián cho Cộng sản có thể xãy ra.
Tháng 3 năm 1947, Tổng thống Truman ra lệnh cho kiểm soát các công chức liên bang xem có liên hệ với Công sản Mỹ và Quốc tế không. Ngoài ra, ông còn cho thành lập House Unamerican Activities Committee, (HUAC) để theo dõi dân chúng trong các hoạt động này. Qua cuộc chiến tranh Triều Tiên, mối đe doạ về nội gián Cộng sản gia tăng. Từ năm 1950 đến 1953, Joseph MaCarthy, Nghị sĩ Đảng Cộng hoà, đã tổ chức một cuộc thanh lọc quy mô qua chương trình truy lùng các cán bộ thân Cộng sản, kể cả trong giới trí thức và dân chúng chuộng tự do. Khi lực lương an ninh nội chính gia tăng các hoạt động theo dõi ráo riết trong cả nước, làm ảnh hưởng trầm trọng đến chính sách ngoại giao của Mỹ.
Ngoại giao biến động
Tháng Giêng năm 1950, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc và Liên Xô công nhận Việt Minh là chính phủ hợp pháp của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Qua biện pháp này, Hoa Kỳ mới biết được hợp tác của Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô. Cả ba nước sẽ thâm nhập khu vực, mà cuối cùng là Cộng sản sẽ chiến thằng, có nghĩa là đe doạ cho toàn thề thế giới tự do. Trong khuôn khổ này, sách lược chỉ chọn lựa bạn hoặc là thù, không thể khác hơn, giải pháp trung dung không là một thái độ khôn ngoan mà còn bị khinh miệt.
Hiểm hoạ xâm lăng của Cộng sản quốc tế đã trở thành hiện thực khi Liên Xô và Trung Quốc hỗ trợ cho Cộng sản Bắc Hàn tấn công bán đảo Nam Hàn tháng 6 năm 1950. Tình thế biến đổi làm cho Bộ Ngoại giao Mỹ chuyển các quan tâm chính sự tập trung về cho các nước Đông Nam Á. Khi công khai ủng hộ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương, Mỹ cần đến Pháp. Chỉ trong năm 1949, kinh phí chiến tranh lên đến 167 triệu quan Pháp. Trong thời gian từ 1950 cho đến 1954, tiền viện trợ của Mỹ cho Pháp và Việt Nam lên đến 2, 76 tỷ Đô la, cả chiến cụ và các loại dịch vụ khác, trong đó có 1800 xe thiết giáp, 31000 xe Jeeps, 36100 vũ khí nặng và cầm tay, hai hàng không mẩu hạm và 500 phi cơ. Năm 1952, Mỹ tải trợ 40% chiến phí, đến năm 1954, mức tài trợ của Mỹ lên đến 80%. Ngược lại, chương trình viện trợ phát triển kinh tế bị giới hạn trong khoảng 50 triệu Đô la.
Đến tháng 3 năm 1950, viện trợ ào ạt của Mỹ cũng không tạo thuận lợi cho quân đội Pháp gây được chuyển biền đáng kể, bằng chứng là Việt Minh chiếm được 2/3 lãnh thổ và đến cuối năm, Tướng Giáp đã dồn được quân đội Pháp đến vùng biên giới Hoa-Việt. Thuận lợi nhất cho Việt Minh trong giai đoạn này là quân viện của Trung Hoa cho Việt Minh không còn gặp trở ngại về vận chuyển. Buớc đột phá chiến lược làm cho Pháp lo ngại nhiều hơn.
Cuối cùng, Pháp phải thay giới lãnh đạo quân sự tại Việt Nam. Tướng Jean de Latte de Tassigny, dù có tài năng quân sự và tinh thần lạc quan, nhưng ông chỉ mang lại cho Pháp thành công trong tạm thời.
Sau nhiều trận giao tranh ác liệt, Việt Minh phải lui về cố thủ trong các làng mạc xa xôi, chính các nơi này lại trở thành vùng tử địa cho quân đội Pháp và Bảo Đại. Con trai duy nhất của De Tassigny cũng tử trận và sau đó de Tassigny cũng từ trần sau một năm nắm quyền tư lệnh do bịnh ung thư. Dù Pháp nỗ lực tân trang cho quân đội Việt Nam, nhưng cũng không đem lại thành công quân sự nào đáng kể.
Uy tín thực dân Pháp suy sụp thảm hại. Công luận Pháp bắt đầu lên án ý nghĩa của chiến tranh Đông Duơng là dơ bẩn. Trong khi tinh thần binh sĩ mệt mỏi, Quốc hội không còn chuẩn chi cho kinh phí chiến tranh. Trước tình hình này, Washington cho là chiến tranh của Pháp tại Đông Dương dần dà thành hình một loại chiến tranh ủy nhiệm.
Theo quan điểm của Mỹ, Pháp bảo vệ cho các nước phương Tây tại Đông Dương, trong khi Mỹ bảo vệ tại Nam Hàn. Dù là dị biệt mà hai trận tuyến là toàn diện, mang một mục đích chung nhằm chống lại trào lưu đang lên của Cộng sản Quốc tế. Mọi dự đoán đều trở nên sai lạc khi chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Minh làm đảo lộn tình thế tại Việt Nam.
Xem tiếp: Chiến thằng Điện Biên Phủ