PHỤ LỤC II
SỰ HOÀ HỢP CỦA CHÍNH TRỊ VỚI ĐẠO ĐỨC THEO KHÁI NIỆM TIÊN THIÊN CỦA LUẬT CÔNG
Immanuel Kant
Đổ Kim Thêm dịch
Khi tôi tóm tắt nội dung của luật công (tùy theo mối quan hệ khác nhau và được kiểm chứng giữa con người trong một quốc gia và giữa các quốc gia) như một giáo sư khoa luật thường nghĩ, còn lại trong tôi một ý nghĩ là phải có một hình thức công bố luật pháp, mà mỗi công bố có khả năng bao hàm một yêu sách pháp luật, vì nếu không có yêu sách này thì sẽ không có công lý; (người ta nghĩ đến công lý khi nó được phổ biến công khai), mà khi công lý do tự ban phát thì hậu quả là không thể gọi là quyền luật định
Mỗi yêu sách pháp luật có đặc điểm là phải được công bố, và vì điều này có thể xét đoán được dễ dàng khi xem công bố có xãy ra hay không, nghĩa là công bố này có phù hợp với nguyên tắc của các người áp dụng luật không, một loại tiêu chí dễ áp dụng cho lý trí mà không cần kinh nghiệm. Nhờ cách dùng lý trí thuần túy cho phép ta nhận ra sự phạm pháp của những yêu sách đề ra.
Sau khi tạo ra tính trừu tượng của thực nghiệm liên hệ đến khái niệm luật hiến pháp và luật quốc tế (cũng giống như ác tính trong bản chất của con người phải cần được cưỡng chế), ta có thể nêu lên hình thức tiên thiên của luật công như sau:
“Tất cả mọi hành động liên quan đến quyền lợi của người khác đều bất hợp pháp nếu không được công bố”
Không thể chỉ coi nguyên tắc này là thuần về mặt đạo đức (thuộc về đạo đức học), mà cũng là luật học (liên hệ đến nhân quyền). Phương châm này tôi không làm lộ công khai. Để không làm thất bại ý định này, nên tôi phải giữ trong bí mật. Để sơ thảo của tôi thành công và không gây phản kháng cho mọi giới khi khi gặp tôi và xem như là một bổn phận chung và cần thiết, một loại chống đối không cần kinh nghiệm, nên tôi sẽ không nhận nó công khai. Họ chống tôi bằng cách coi không có nguyên nhân nào khác hơn là bất công trong đang đe dọa.
Cách này không có tác dụng tốt, nghĩa là được sử dụng như một phương tiện mà ta có thể biết được khi ai hành động bất công đối với người khác. Đó là một loại công lý khó minh chứng, nhưng dễ áp dụng khi dựa vào những thí dụ sau đây trong luật công.
1.Luật hiến pháp. Luật này đề ra những liên hệ cụ thể đến đối nội. Một câu hỏi đặt ra mà nhiều người cho là khó trả lời, nhưng theo nguyên tắc công bố không cần kinh nghiệm thì được giải quyết dễ dàng: Bạo kháng có phải là một phương tiện hợp pháp cho dân chúng nhằm chống lại bạo lực đàn áp của bạo chuá không?
2.Khi dân quyền bị vi phạm và truất quyền bạo chúa đối với dân chúng không phải là phạm luật, thì điều này không thể nghi ngờ. Thật là bất công khi cho là dân chúng không được sử dụng quyền này, vì họ không có lợi gì khi khiếu nại bất công, thấy mình sẽ thua kiện và sau đó phải chịu hình phạt nặng nề.
Nếu dựa vào cách diễn dịch từ lý thuyết về nguyên tắc luật pháp, thì ở đây, ta có thể đưa ra nhiều lập luận cổ vũ hay phản bác vấn đề này. Nguyên tắc bất cần kinh nghiệm về tính công bố của luật công sẽ giúp ta tránh được cách lập luận mơ hồ.
Trước khi đề ra một loại khế ước dân sự, theo nguyên tắc này dân chúng tự hỏi là có dám công khai bày tỏ ý định bạo kháng không, khi thỉnh thoảng có cơ hội này. Chuyện dễ là khi đề cập đến việc lập hiến, người dân muốn có được điều kiện là trong trường hợp nhất định xãy ra sẽ dùng quyền lực chống lại lãnh đạo tối thượng, phù hợp với luật pháp.
Ngay khi nhà lãnh đạo không còn quyền hoặc ước lượng hai điều kiện thiết yếu cho sự thành lập nhà nước (quyền của nhân dân và lãnh đạo) mà không quyền nào là khả thi, thì khi đó là ý dân là chính. Khi nỗi loạn không đúng luật, hành vi này đưa ra nguyên tắc là dân chúng phải thú nhận công khai là ý định không đạt đuợc. Dân chúng giữ điều này trong bị mật khi cần thiết, – nhưng lại không cần thiết đối với lãnh đạo. Lãnh đạo có thể nói công khai rằng sẽ trừng trị tất cả kẻ cầm đầu nhóm phản nghịch với tội tử hình. Nhóm cầm đầu này luôn tin rằng chính lãnh đạo mới là người đầu tiên phạm luật cơ bản; lãnh đạo tự ý thức rằng mình giữ quyền lực tối cao mà không ai có thể phản đối, (một điều mà trong mọi hiến pháp dân sự phải chấp nhận, vì ai mà không đủ sức để bảo vệ dân chúng khi họ chống đối nhau, thì cũng không đủ quyền ra lịnh cho họ).
Lãnh đạo không cần lo thất bại các mục tiêu của mình khi phải công nhận phương châm này. Khi nổi loạn của dân chúng thành công thì lãnh đạo phải phải nhường chỗ cho dân chúng và không phải bắt đấu chống lại phản loạn để dành quyền và cũng không phải lo sợ sẽ bị quy trách về những hành vi trị nước trước đây.
2. Luật quốc tế. Dù được suy đoán trong điều kiện luật pháp nào đó, (dù ngoại tại nhưng bảo vệ nhân quyền một cách hữu hiệu) thì vấn đề luật quốc tế được đặt ra.
Thực ra, khái niệm này là một loại luật công, hàm chưa trong công bố khái niệm này là một ý chí chung để xác định quyền quyết định của mỗi người, và trong quy chế pháp lý này bắt nguồn từ một loại hợp đồng (cũng là một loại hợp đồng làm phát sinh nhà nước) mà không bắt buộc phải dựa trên quy luật cưỡng chế, nhưng có thể trong mọi trường hợp, là một loại hợp đồng liên kết trong tinh thần tự do và liên tục, cũng giống như hợp đồng liên bang giữa các quốc gia đã đề cập ở trên. Vì không một bất cứ tình trạng pháp luật nào khi liên kết với các chủ thể khác, thể nhân hay đạo đức, mà bởi thế là tình trạng tự nhiên, nên nó không là gì khác hơn là một loại luật tư.
Ở đây khi có vấn đề tranh chấp giữa chính trị và đạo đức (được xem như thuộc về học thuyết luật học), nơi mà tiêu chuẩn công bố nguyên tắc này được áp dụng dễ dàng, nhưng với điều kiện là hiệp ước của các quốc gia cùng ý định chung là để chống ngoại xâm duy trì hoà binh và trong mọi trường hợp, không hề có một ý định chiếm nước khác. – Trong trường hợp tương phản giữa chính trị và đạo đức sau đây xãy ra thì ngưòi ta phải có một giải pháp áp dụng cho cả hai.
a.Khi một nước hứa một cái gì với nước khác, có thể là viện trợ hay nhượng một phần lãnh thổ hoặc là cấp viện, vv… cũng nên tự hỏi để biết là nếu trong trường hợp có sự an nguy đất nước mà không thể giữ lời. Trong trường hợp này, người ta muốn được coi như là con người có hai mặt. Một mặt, quyền tối thượng không chịu trách nhiệm trước bất cứ ai thuộc về nhà nước, nhưng mặt khác, chính viên chức cao cấp nhất của nhà nước phải chịu quy trách trước nhà nước.
Người ta kết luận rằng những gì mà vị này bị ràng buộc trong tư cách thứ nhất, thì có thể giải nhiệm trong tư cách thứ hai. – Nếu như nhà nước hay lãnh đạo công bố phương châm này, thì mỗi người không ai bị ràng buộc hoặc liên kết với người khác để chống lại các yêu sách này. Điều này chứng tỏ chính trị, dù có sự tinh tế của nó, sẽ thất bại về mục tiêu (khi công khai vấn đề), mà hậu quả là cách này không đúng.
b. Khi một nước gia tăng quyền lực đến mức độ gây lo sợ cho lân bang, người ta chấp nhận rằng nước này muốn đàn áp lân bang này vì nước này có thể, thì vấn đề là có cho phép các nước yếu có quyền kết hợp để tấn công kể cả trong trường hợp mà trước đó không bị một sĩ nhục nào không?
Ở đây một quốc gia trả lời đồng ý phương châm này công khai sẽ gây tác hại mạnh hơn và nhanh hơn. Vì khi cường quốc luôn đi tiên phong trong tốc độ nhanh hơn tiểu quốc, thì sự kết hợp của tiểu quốc chỉ là chuyện một cây sậy yếu đuối chống cường quốc đã thạọ việc chia để trị. Cách khôn ngoan này trong chính trị, khi được công bố, tất nhiên thất bại, mà kết cục đây là một sự sai lầm.
c. Do tình hình khi một nước nhỏ tách ra khỏi nước lớn, mà nước lớn lại xem sự duy trì này là cần thiết, thì vấn đề là nước nhỏ có quyền tự mình không thuần phục nước lớn và buộc phải xác nhập vào nước lớn không? Người ta thấy dễ đang là nước lớn không nhất thiết phải tiết lộ phương cách này trước, bởi vì hoặc là các nước nhỏ tự kết hợp nhau sớm hơn, hoặc là các nước lớn lại tranh chấp nhau, hậu quả là việc tiết lộ các phương châm này không khả thi, đây là dấu hiệu của sai lầm và có thể đưa đến tác hại ở một tấm mức cao hơn, bởi vì khi ta không ngăn được bất công nhỏ thì có thể tác hại lớn hơn.
3. Luật đại đồng. Tôi xin thông qua vần đề trong im lặng, bởi vì luật này tương tự như luật quốc tế, vì những suy luận thật là dễ khi trưng dẫn và thẩm định qua những phương cách tương tự này.
***
Thực vậy, khi dựa vào nguyên tắc bất hoà giữa phương châm của luật quốc tế và luật công bố, ta có một biểu hiện rõ về bất hòa giữa chính và đạo đức (như là một lý thuyết luật pháp). Ta cần tìm biết trong điều kiện nào qua phương châm nào phù hợp với luật quốc tế. Vì người ta không thể kết luận ngược lại nguyên tắc khi phù hợp với luật công bố, vì lý do được công bố mà là hợp pháp. Nên ai có quyền lãnh đạo thì không cần phải che dấu những nguyên tắc này.
Nói chung, điều kiện tạo khả năng cho luật quốc tế là trước đó phải có một tình trạng hợp pháp. Nếu không có tình trạng luật pháp này, thì sẽ không có luật công. Tất cả những gì mà người ta nghĩ đến điều kiện ngoại tại của luật pháp (theo tình trạng tự nhiên), đó là luật tư. Như chúng ta thấy ở trên, một tình trạng liên bang quốc gia mà mục tiêu là loại bỏ chiến tranh phải là một tình trạng luật pháp duy nhất hòa hợp với tự do của các quốc gia. Sự hòa hợp giữa chính trị và đạo đức chỉ có thể đạt được khi một liên bang được lập ra (theo nguyên tắc luật pháp đã sẳn có và tất yếu).
Mọi sự khôn ngoan trong chính trị phải dựa trên căn bản luật pháp, một thể chế được phối hợp trên một mức độ rộng rãi có thể được, vì không có mục tiêu này thì mọi khôn ngoan trong chính trị là sai lầm và che đậy bất công.
Chính sách giả dối này là do tổng hợp kinh nghiệm theo cách của các giáo sĩ dòng Tên, một loại bảo lưu về tinh thần bằng cách là trong khi soạn thảo các hợp đồng với những lời diễn đạt này, thì thinh thoảng họ giải thích phần lợi theo ý rieng, (thí dụ như phân biệt giữa nguyên trạng như thực tế và tình trạng chiếu theo luật). Hoặc bằng một cách khác là ước đoán – Một tình trạng gồm có việc quy trách tế nhị cho người khác có ý xấu, hoặc là thổi phòng ưu thế của mình, cả hai trở thành lý do luật định để làm suy yếu các quốc gia khác đang sống yên bình. Cuối cùng là một tình trạng nước nhỏ biến mất vì bị nước lớn nuốt trọn dù do lỗi nhẹ có thể tha thứ được.
Nếu nhìn trên quan điểm đạo đức, thì hai mặt trong chính trị tạo thuận lợi cho việc sử dụng ý định chính trị theo mặt này hoặc mặt kia của đạo đức. – Khi tình nhân ái và tôn trọng nhân quyền là một nghĩa vụ, nhưng tình yêu là một nghiã vụ có điều kiện, ngược lại, nhân quyền là một nghiã vụ vô điều kiện, một mệnh lệnh tuyệt đối.
Trước hết, ta phải đoan chắc là không vi phạm nhân quyền, còn chuyện tình cảm ngọt ngào cho hạnh phúc , người ta có thể từ bỏ tùy thích. Với đạo đức theo nghĩa thứ nhất thì chính trị có thể được đồng ý dễ dàng như là đạo đức, để trao quyền của con người cho lãnh đạo. Nhưng trong nghĩa thứ hai, khi hiểu đạo đức như một lý thuyết pháp luật, thì trước khi buộc chính trị phải tuân phục; cách tốt nhất là chính giới không nên cam kết trong hợp đồng, cần phải xem xét các thực tế và mở rộng giải thích các bổn phận như một công việc từ tâm. Tuy thế, mưu mô của loại chính trị đen tối sẽ bị thất bai dễ dàng, khi triết học có cách công bố các phương châm này như là những nguyên tắc, mà coi như là những nguyên tắc triết học.
Trong ý định này tôi đề nghị một nguyên tắc tiên thiên và xác định luật công theo hình thức sau đây: “Tất cả mọi phương châm hành động cần được công bố (để không đánh mất mục tiêu) và phải phù hợp trong sự liên kết giữa luật pháp và chính trị”.
Nếu mục tiêu của phương châm này đạt qua cách công bố, nó phải phù hợp với mục tiêu chung của công chúng (hạnh phúc) mà tất cả đồng thuận, (thỏa mãn của công luận về tình trạng này), đây là nhiệm vụ của chính trị. Ta không nghi ngờ đối với các phương châm này, khi nó hòa hợp với quyền lợi của công chúng. Cần loại bỏ mọi nghi ngờ về các phương châm này khi phù hợp với luật pháp, thống nhất các mục tiêu đạt được trong tình trạng này.[1] Tôi muốn đợi một cơ hội khác để diễn giảng những nguyên tắc này, người ta chỉ kể tới nguyên tắc này như là một hình thức tiên thiên để loại bỏ tất cả mọi điều kiện thực nghiệm (lý thuyết về hạnh phúc), xem như là nội dung của luật pháp và không quan tâm tới hình thức [2] của quy luật tổng quát.
***
Nếu nghĩa vụ cùng lúc là một hy vọng có cơ sở để tạo ra một tình trạng cho luật công, thì nền hòa bình vĩnh cữu là một mục tiêu trong vô hạn mà ta chỉ thực sự liên tục tiến đến gần. Từ trước đến nay ta đi theo sau một cái vẫn được gọi sai lầm là hoà ước, (chỉ là một thoả thuận đình chiến). Nền hòa bình vĩnh cữu không phải là một tư tưởng rỗng tuếch mà là một nhiệm vụ được giải quyết dần dần để tiến gần tới mục tiêu. Chúng ta hy vọng là khoảng cách sẽ thu ngắn hơn và với thời gian sẽ đạt được những tiến bộ này.