Immanuel Kant

PHẦN HAI
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG QUYẾT CHO MỘT NỀN HÒA BÌNH GIỮA CÁC QUỐC GIA
Vì bị đe dọa thường trực nên tình trạng hòa bình giữa con người chung sống không phải là tự nhiên, mà đúng hơn phải được xem là một chiến tranh, kể cả trong trường hợp mà các hành vi thù nghịch chưa bộc phát. Do đó, hòa bình phải được thiết lập. Để mặc cho mọi hành vi thù nghịch xãy diển không thể có an ninh cho hoà bình, trừ khi nào cá nhân bảo đảm cho láng giềng, một tình trạng xã hội do luật pháp quy định mà người ta có quyền coi người khác như đối thủ khi bị thách thức.[1]
ĐIỀU KHOẢN CHUNG QUYẾT THỨ NHẤT
“Hiến pháp dân sự của mọi quốc gia phải theo thể chế cộng hòa”.
Thứ nhất, hiến pháp được lập ra phải dựa trên nguyên tắc tự do cho mọi thành viên của xã hội như là một con người; thứ hai, tất cả mọi người phải bị ràng buộc vào một pháp chế chung và duy nhất như một chủ thể; và thứ ba, hiến pháp quy định luật bình đẳng cho mọi người dân. Hiến pháp, cơ sở duy nhất mà nguồn gốc dựa trên tư tưởng của một hợp đồng nguyên thủy để thiết lập cho một quyền lập pháp hợp pháp của dân tộc, phải theo thể chế cộng hoà.[2]
[1] Nói chung, người ta phải luôn chấp nhận là không đuợc phép đối xử nhau như thù nghịch, trừ trường hợp khi gây thiệt hại nhau mà hành vi này là đúng và khi cả hai là những công dân cùng tuân thủ trong một bộ dân luật chung. Vì khi bước vào chung sống trong tình trạng này, mỗi người phải đem lại sự an toàn cần thiết cho người khác như họ yêu cầu, nhưng cần phải có một quyền lực kiểm soát cả hai .
Con người cũng như dân tộc khi sống trong tình trạng tự nhiên, vì lý do là gần nhau và dù không có tác động nhau, nhưng vì tình trạng vô luật lệ luôn đe doạ, nên bị tước đoạt an toàn và có thiệt hại trong tình trạng này. Tôi có thể dọa rằng hoặc là anh cùng sống với tôi trong một tình trang chung do luật pháp ràng buộc hoặc là anh không làm láng giềng của tôi. Định đề này sẽ làm cơ sở cho quy luật sau đây: Tất cả mọi người khi có quyền tác động gây ảnh hưởng cho người khác thì phải chiụ lệ thuộc nhau với một cái gì đó trong một hiến pháp chung. Tất cả mọi hiến pháp hợp pháp khi liên hệ đến con người điều phải quy định tình trạng
1. Phù hợp với dân quyền của con người trong một dân tộc
2. Phù hợp với luật quốc tế trong mối quan hệ của các quốc gia
3. Phù hợp với quyền đại đồng của công dân trong mối quan hệ hỗ tương ngoại tại giữa cá nhân và nhà nước, người dân phải được coi như là có quyền của một công dân đại đồng trong một nước có nhân quyền.
Sự phân loại này không có tính cách chuyên chế mà là tất yếu khi tham chiếu vớì khái niệm về một nền hoà bình vĩnh cữu. Khi một trong ba tình trạng này gây ảnh hưởng vật chất đến người khác giống như trong tình trạng tự nhiên, thì sẽ liên lụy đến tình trạng chiến tranh mà cách giải quyết cũng là một mục tiêu đề ra.
[2] Biểu hiện tự do một cách hợp pháp không thể được định nghiã như người ta thường nói là một loại quyền “làm tất cả những gì mình muốn và không gây điều phạm pháp“.
Nhưng thế nào là quyền? Một khả năng hành động không phạm pháp. Hoặc có những cách giải thích về quyền như thế này: Tự do là một khả năng hành động mà không gây phạm pháp; ta làm những gì mà ta muốn, nhưng không gây phạm pháp. Hậu quả của lối giải thích này là một sự trùng ý rỗng tuếch.
Đúng ra, biểu hiện tự do hợp pháp của tôi có thể được giải thích như sau: Tự do là một quyền không đòi hỏi tôi lệ thuộc vào bất cứ luật ngoại tại nào, trừ những luật mà tôi có thể đồng thuận.
Cũng tương tự như vậy, khi bàn về bình đẳng của người dân trong một nước. Theo quan điểm này, không ai bị ràng buộc pháp luật với người khác mà trước đó không cùng đồng thuận tự đặt mình chung trong khuôn khổ luật pháp, để sau đó cả hai chịu ràng buộc nhau. (Nguyên tắc ràng buộc luật pháp nằm trong khái niệm luật hiến pháp, nên không cần phải giải thích thêm ở đây). Giá trị của quyền này, một loại quyền bẩm sinh, tất yếu và bất khả chuyển nhượng của nhân loại, được công nhận và thăng hoa bởi mối quan hệ của con người với Đấng Tối Cao, nếu ta tin có Đấng này. Cũng theo nguyên tắc này, người dân có thể tự hình dung ra họ cũng là một người dân trong một thế giới siêu hình.
Bởi vậy, những liên hệ đến tự do của tôi, ngay cả khi nhìn theo luật cuả Đấng Tối Cao mà lý trí của tôi có thể nhận ra được, thì tôi không bị ràng buộc nào, mà chỉ có thể bị ràng buộc trong mức độ do chính tôi đồng thuận (qua luật tự do theo lý trí cá nhân tôi, tôi tự tạo khái niệm và ý muốn của Đấng này). Khi hướng nhìn những sinh vật cực kỳ cao cả hơn ngoài Thượng Đế mà tôi muốn nghĩ tới (thí dụ như một Eon vĩ đại), thì những gì quan hệ đến nguyên tắc bình đẳng, tôi thấy không có lý do tại sao tôi phải làm nghĩa vụ này trong chức năng của tôi, (cũng như Eon làm nhiệm vụ của mình), khi tôi chỉ có nhiệm vụ tuân lệnh của người khác.
Nguyên tắc bình đẳng, (khác với tự do), không phù hợp khi áp dụng trong mối quan hệ với Thượng Đế. Lý do của sư thật này là như sau: Thượng Đế là một chủ thể độc tôn mà ở Ngài không có khái niệm về nghiã vụ.
Luận về quyền bình đẳng của người dân như kẻ tuân phục, thì câu trả lời tùy thuộc cách giải quyết vấn đề quyền kế thừa của giới quý tộc. „Bậc thang xã hội do nhà nước chấp nhận (định cho người dân là cao hay thấp) tùy thuộc vào thành tích đóng góp hay do được quy định trước“.
Điều hiển nhiên là khi một thứ bậc có liên hệ đến việc sinh ra từ gia thế, thì một điều không đoan chắc là thành quả, thí dụ như kỹ năng hoặc trung thành khi thi hành chức vụ, sẽ đi kèm theo. Do đó, việc tạo ân huệ cho một người mà không xét thành tích là đi quá xa (cho họ có quyền lãnh đạo cũng thế). Nếu xét theo khế ước nguyên thủy (nguyên tắc của tất cả mọi quyền) thì ý muốn chung của toàn dân không có quyết định như vậy. Bởi thế, không thể kết luận là một người thuộc dòng quý tộc đương nhiên có được những đặc điểm cao qúy của dòng tộc này.
Những gì liên hệ đến việc phong danh quý tộc, (cũng như bổ nhiệm một chức vụ cao hơn cho một người, mà đáng lý ra phải đạt được qua thành tích), thì điạ vị xã hội này không thể gắn liền vào con người giống như tài sản, mà là chức vụ. Do đó, bình đẳng không bị tổn thương, khi một người từ nhiệm nghĩa là từ bỏ điạ vị chính thức cùa mình và trở lại vị thế như người dân.
Khi đặt vấn đề này liên hệ đến luật pháp thì hiến pháp cộng hòa tự nó là nguyên tắc nền tảng dựa trên các hình thức của tất cả mọi loại hiến pháp dân sự. Vấn đề đặt ra là hiến pháp có thể là cách duy nhất dẫn đến hòa bình vĩnh cữu không.
Ngoài nguồn gốc vững chắc, hiến pháp cộng hòa là một cơ sở tinh túy bắt nguồn từ các khái niệm luật pháp và sẽ có triển vọng đạt được kết quả mơ ước, cụ thế là hòa bình vĩnh cữu. Lý do đó như sau: –
Nếu khuôn khổ của hiến pháp không quy định khác hơn, thì vấn đề gây chiến cần có sự đồng thuận của toàn dân. Không có gì hiển nhiên hơn là vấn đề này phải được cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định đưa đến những kinh hoàng của chiến cuộc, (nghĩa là họ phải tự chiến đấu, chịu mọi chiến phí, đóng góp và tái thiết thiệt hại do chiến tranh để lại, và cuối cùng còn một điều trầm trọng nhất là chấp nhận một gánh nợ sẽ làm hoà bình chua chát hơn, một loại nợ mà không bao giờ trả hết trong trường hợp một cuộc chiến mới lại đến và người dân sẽ suy nghĩ là một trò chơi nguy hiểm khác lại bắt đầu).
Ngược lại, nếu trong hiến pháp mà người dân chỉ là thuộc hạ, nghiã là không theo thể chế cộng hòa, thì sự tham chiến là một chuyện trầm trọng nhất trên thế gian, vì nhà lãnh đạo không còn là một người dân mà là chủ nhân ông của đất nước, không bị chút thiệt hại nào trong chiến tranh trong khi họ tiếp tục tiệc tùng, săn bắn, hưởng lạc thú với yến tiệc nơi cung điện. Họ có thể quyết định chiến tranh như một loại trò chơi do những nguyên nhân không đáng kể. Về biện luận đạo đức cho cuộc chiến họ lại không bận tâm vì có ngoại giao đoàn luôn sẵn sàng phục vụ.
***
Để tránh lầm lẫn giữa hai loại hiến pháp cộng hòa và dân chủ, ta cần phân biệt như sau. Các hình thức của một đất nước (dân sự) có thể theo hai nguyên tắc: sự khác biệt dựa trên số người nằm quyền lực cai trị tối cao của nhà nước hoặc phương cách cai trị của nhà lãnh đạo mà bất kể họ là ai.
Phương thức thứ nhất được gọi chung là hình thức cai trị của dân chúng và có thể có ba loại khác nhau, chủ quyền tối thượng thuộc về một người, hoặc nhiều người hoặc do toàn thể dân chúng tạo thành xã hội dân sự, từ đó mà lãnh đạo có quyền thống trị (chế độ chuyên chế, qúy tộc hay dân chủ và quyền lực thuộc hoàng tộc, qúy tộc hay toàn dân).
Nguyên tắc thứ nhì phân loại theo hình thức chính quyền và dựa theo hiến pháp mà nhà nước sử dụng quyền tối thượng (từ mọi hành vi của ý chí chung mà qua đó đa số dân chúng tạo thành dân tộc). Trong mối quan hệ này, hình thức của chính quyền hoặc là cộng hòa hay chuyên chế. Thể chế cộng hòa là một nguyên tắc tổ chức nhà nước tách rời quyền hành pháp ra khỏi quyền lập pháp. Thể chế chuyên chế là nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước từ những luật pháp do mình tự tạo ra mà ý chí chung được coi như là ý riêng của lãnh đạo.
Trong ba hình thái nhà nước thì dân chủ, trong ý nghĩa của danh từ nay, là một hình thức chuyên chế cần thiết, bởi vì nó lập ra quyền hành pháp, mà tất cả có quyết định chung và trong mọi trường hợp thì một cơ chế quyền lực của toàn thể có quyền chống lại bất cứ một cá nhân nào mà toàn thể phản đối. Dù gọi là toàn thể, mà thực ra không phải lúc nào cũng đúng là toàn thể, mà là một đa số, thực tế này cho thấy có một điều tự mâu thuẫn với nguyên tắc ý chí chung và mâu thuẩn với nguyên tắc tự do.
Bất cứ hình thức chính quyền nào mà không phải là đại nghị, thì cũng không phải là một hình thức thật sự, bởi vì nhà lập pháp cũng là người cưỡng chế ý chí của mình, (giống như trong luận lý học, khi nguyên tắc suy luận tổng quát cùng lúc lại được suy diễn trở thành nguyên tắc riêng trong phần kết luận). Khi hai hình thức khác của hiến pháp luôn có khuyết điểm, nhưng ít nhất trong lốị cai trị này cũng mở ra một cách tự do cho việc tạo ra một chính quyền khác, phù hợp với tinh thần của một hệ thống đại nghị như Friedrich II thường nói: “Tôi chỉ là một người phục vụ tối cao cho đất nước“,[2] vì trong hình thức dân chủ làm cho điều này bất khả, trong chế độ này mọi người đều làm chủ ý chí của mình.
Ta có thể nói thành phần nhân sự trong quyền lực nhà nước càng ít (số lượng nhà lãnh đạo) thì quyền đại biểu càng rộng, nhờ thế mà hiến pháp của nhà nước càng có nhiều khả năng thiên về chế độ cộng hòa, điều này cuối cùng cho phép các cải cách tiệm tiến cũng đạt được.
Chính vì lý do này mà chế độ quý tộc khó khăn hơn quân chủ, và trong chế độ dân chủ càng không thể, đạt tới hiến pháp hợp pháp hoàn chỉnh duy nhất, ngoại trừ có cách mang bạo động. Tuy nhiên, một điều không thể tranh cải là loại hình thức chính quyền này[2] có tầm quan trọng đối với dân chúng hơn các loại hình thức hiến pháp khác, dù mức độ thích nghi nhiều hay ít của dân chúng cho mục tiêu này cũng quan trọng.
Hình thức chính quyền khi phù hợp với khái niệm pháp luật, phải thuộc về hệ thống đại nghị, mà một chính quyền theo chế độ cộng hoà là hình thức khả thi, nếu không, dù có hiến pháp nào đi nữa thì loại chính quyền này cũng chỉ là chuyên chế và bạo lực. Không có một cái gọi là nền cộng hòa nào trước đây có thể nhận ra điều này, các chế độ này bị hoà nhập trong chế độ chuyên chế, phải lệ thuộc hoàn toàn dưới quyền tối thượng của một cá nhân, đây là một chiụ đựng nặng nề nhất cho toàn dân.
ĐIỀU KHOẢN CHUNG QUYẾT THỨ HAI
“Luật quốc tế phải được thiết lập trên chế độ liên bang của các quốc gia tự do”.
Dân tộc cũng như quốc gia có thể bị phê phán giống như cá nhân, những người sống tình trạng tự nhiên, (nghĩa là không bị lệ thuộc với pháp luật ngoại tại) mà lại gây thiệt hại cho người khác lúc sống chung. Vì sự an nguy của chính mình mà mỗi người có thể và phải đòi hỏi người khác cùng tham gia trong một hiến pháp dân sự để bảo đảm được quyền của mình. Việc này tạo nên sự kết hợp dân tộc, mà không nhất thiết phải là liên bang nhà nước của các dân tộc.
Nhưng đây là một mâu thuẫn. Vì nhà nước có mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo lập pháp và người tuân phục, dân chúng. Khi nhiều sắc tộc trong nước tạo nên dân tộc, điều này tương phản với điều kiện của chúng ta, vì ta phải cân nhắc quyền của dân tộc khác nhau trong nhiều quốc gia khác nhau, và không phải trong một quốc gia thống nhất.
Khi nhìn mối ràng buộc vào sự hoang dại của một loại tự do không luật lệ với lòng khinh bỉ sâu xa, thay vì tiếp tục tranh chấp, ta dựa trên cơ sở thuần lý mà thích tự đặt mình trong một loại khuôn phép luật định tự tạo trong tự do. Khi coi sự ràng buộc là khiếm nhã, thô bạo và mất nhân phẩm, chính thế ta nghĩ rằng mọi dân tộc văn minh, (khi tự kết hợp thành một quốc gia) cần phải nhanh chóng từ bỏ tình trạng thô thiển này.
Trái lại, mỗi nước không muốn quân vương của mình (gọi quân vương là một lời diễn đất không phù hợp) bị lệ thuộc vào luật pháp ngoại tại cưỡng chế. Sự vinh quang của lãnh đạo còn gồm có cả hàng ngàn người dưới tay, không bị nguy hiểm mà được sẵn sàng hy sinh vì những lý do không đâu.[2] Lối khác biệt trong sự hoang giả giữa châu Âu và châu Mỹ là ở chổ một vài bộ lạc tại châu Mỹ bị kẻ thù nuốt trọn, trong khi châu Âu biết cách sử dụng chiến thắng, thay vì nuốt trọn họ làm tăng số người tuân phục để tạo thêm phương tiện cho cuộc chiến còn đang lan rộng.
Bản chất độc ác trong nhân tính thể hiện qua mối quan hệ tự do giữa các dân tộc, trong khi tình trạng này được che đậy qua bộ dân luật với tính cưỡng chế của chính quyền. Những điều ngạc nhiên là chính sách khiêu chiến không hoàn toàn loại ra danh từ Pháp Trị và quy kết là trí thức giả hiệu; không một quốc gia nào đủ can đảm công khai theo quan điểm này.
Người ta vẫn còn trích dẫn Hugo Grotius, Pufendorf, Vattel và còn nhiều người khác (những kẻ an ủi gây tai hại), để biện luận cho gây chiến. Dù được soạn thảo theo cung cách triết học hay ngoại giao, nhưng lập luận lại không có hiệu lực pháp lý tối thiểu, mà có thể có (vì những quốc gia này không đặt mình dưới sự cưỡng chế của luật pháp chung) khi biện luận gây chiến không nêu việc nhà nước cân nhắc lập luận của các nhân vật quan trọng này để từ bỏ mục tiêu làm ví dụ.
Khi mỗi quốc gia đặt mình trong sự tuân phục pháp luật (ít nhất qua lời tuyên bố) thì cũng chứng tỏ, dù mơ màng, có một nền tảng đạo đức cao cả nơi con người, chế ngự được ác tính (và không thể phủ nhận được). Người ta hy vọng người khác cũng thay đổi tương tự. Danh từ Pháp trị không bao giờ được nhà nước thốt ra khi muốn có chiến tranh, trừ phi họ muốn đem lại sự chế giễu giống như lời giải thích của một vị hoàng tử người Pháp: “Ưu quyền là khi thiên nhiên cho phép kẻ mạnh buộc kẻ yếu phải vâng lời họ”.
Phương thức mà các quốc gia thực hiện quyền của mình không bao giờ thông qua các thủ tục tòa án như diễn ra trước một phiên tòa quốc tế, mà chỉ qua chiến tranh. Không phải là luật pháp mà cuộc chiến và những ưu thế sẽ quyết định ai sẽ chiến thắng. Không phải tình trạng của cuộc chiến mà chính hòa ước mới có thể kết thúc cuộc chiến, (vì bất cứ lúc nào cũng có lý do mới đem lại cho việc gây chiến, ta không thể kết tội chính xác ai gây bất công, vì trong tình trạng này ai cũng làm chánh án cho mình).
Tuy nhiên, nghĩa vụ phải ra khỏi tình trạng này, dù theo luật tự nhiên vì có hiệu lực cho con người sống không luật lệ, nhưng lại không thể áp dụng cho quốc gia chiếu theo luật quốc tế, (vì với tư cách quốc gia thì quốc gia phải có một hiến pháp hợp pháp và phải đặt mình trong sự cưỡng chế của các nước khác theo quan điểm luật pháp, một loại hiến pháp hợp pháp mở rộng). Dù lý trí có quyền lập luật đạo đức tối thượng để kết án chiến tranh, ngược lại, lý trí phải đặt hòa bình thành một nghĩa vụ cấp bách, một tình trạng mà không có kết ước giữa các quốc gia sẽ không thành hình hoặc bảo đảm.
Vì thế, ta cần một loại liên minh đặc biệt là liên minh hoà bình để phân biệt với hòa ước chỉ mưu tìm chấm dứt một cuộc chiến, vì liên minh hoà bình luôn tìm cách chấm dứt tất cả mọi chiến cuộc. Liên minh này không mưu tìm bất kỳ một loại chiếm hữu quyền lực nhà nước, mà nhằm duy trì và bảo đảm tự do cho chính nuớc mình và các nước liên kết, (mà nếu không thì cũng giống con người trong tình trạng tự nhiên), các quốc gia này phải đặt mình vào trong luật pháp và cưỡng chế.
Người ta có thể trình bày tính cách khả thi (thực tại khách quan) về ý tưởng tầm vóc liên bang này một cách tuần tự trong từng quốc gia để hướng tới một nền hòa bình vĩnh cữu. Nếu có may mắn sẽ có một quốc gia quyền lực và hiểu vấn đề tạo nên một nền cộng hòa (mà bản chất sẽ hướng về một nền hòa bình vĩnh cữu), quốc gia này sẽ phục vụ như là trung tâm của một liên bang để những quốc gia khác cùng liên kết, nhằm bảo đảm tình trạng tự do của các quốc gia theo lý tưởng của luật quốc tế. Qua nhiều sự nối kết loại này thì liên bang sẽ được mở rộng.
Một điều dễ hiểu khi một dân tộc nói: “Không được có nội chiến tranh trong chúng ta, chúng ta muốn tạo lập một nhà nước, nghĩa là tự tạo ra một cơ chế quyền lực tối cao về hành pháp, lập pháp và tư pháp để giải quyết các tranh chấp trong an hoà”. Nhưng khi nói: “Không có chiến tranh giữa nước chúng tôi với nước khác, dù nước chúng tôi không công nhận quyền lập pháp tối thượng bảo đảm của nước chúng tôi và của đất nước khác”.
Người ta không hiểu quyền của nước chúng tôi sẽ đặt trên niềm tin nào, nếu nó không phải có một giá trị tương ứng về liên kết trong xã hội dân sự, mà cụ thể là một thể chế liên bang tự do. Các lập luận này phải nối kết với khái niệm luật quốc tế, nếu người ta tiếp tục suy nghĩ về khái niệm này một cách khái quát hơn.
Trong khi khái niệm luật quốc tế không mang lại một ý nghĩa nào cho quyền gây chiến (bởi vì quyền là xác định không bị lệ thuộc vào luật ngoại tại, có giá trị phổ quát để giới hạn tự do cá nhân, mà ở đây quyền là một nguyên lý đơn phương nhằm xác định sử dụng bạo lực). Chúng ta phải hiểu điều này là con người chỉ suy nghĩ như vậy và coi công lý như cách hủy diệt nguời khác và tìm thấy hòa bình vĩnh cữu qua những nấm mồ nhắm che đậy những kinh hoàng của bạo lực cùng những thủ phạm.
Về phương diện thuần lý, trong mối quan hệ giữa các nước cũng giống như quan hệ giữa con người, nghĩa là không có cách nào khác hơn phải từ bỏ tình trạng vô luật pháp, chỉ gây chiến, nhưng phải chấp nhận cưỡng chế của luật công, nhờ thế mà tạo ra các nhà nước dựa trên dân tộc, được phát triển một cách tự do, để rồi cuối cùng kết hợp thành các dân tộc trên mặt đất.
Theo khái niệm luật quốc tế, các quốc gia không có mơ ước này và coi việc từ bỏ giả thuyết này là một chủ đề nghiêm túc. Thay vì đưa ra một khái niệm tích cực về một nền cộng hòa cho toàn thế giới (dù không là một thua thiệt toàn bộ) mà ta chỉ cần thay thế bằng các điểm tiêu cực, một liên bang ngăn ngừa chiến tranh, duy trì nền tảng của nó, không mở rộng khuynh hướng gây chiến và tuân thủ pháp luật, cho dù luôn có những nguy hiểm thường trực cho sự bộc phát của chiến tranh.[2]
ĐIỀU KHOẢN CHUNG QUYẾT THỨ BA
“Hưởng dân quyền trên khắp thế giới cần phải được giới hạn trong những điều kiện về mức độ hiếu khách chung”.
Như đã đề cập trong các điều khoản trước, ở đây không đặt vấn đề lòng nhân ái mà là quyền luật định, mức độ hiếu khách (sự tiếp đãi), có nghĩa là quyền của một người lạ, khi họ đến lãnh thổ khác, thì không được đối xử như kẻ thù. Dù chủ có thể trục xuất khách, nhưng không thể gây nguy hại cho khách; khi khách ứng xử hoà ái nơi điạ phương, thì không thể coi khách như kẻ thù.
Nhưng không ai có quyền được đòi làm khách khi dựa vào yêu sách qua một hợp đồng đặc biệt, để nhờ đó mà mình được coi là người nhà trong một thời gian nhất định. Họ chỉ có quyền của một người khách viếng thăm, quyền này dành cho tất cả mọi người, khi tự mình yêu cầu xã hội, chiếu theo một quyền chiếm hữu chung trên toàn cõi địa cầu; vì phạm vi có giới hạn, nên không thể phân chia quyền này đến vô hạn.
Cuối cùng, mọi người tự phải khoan dung cho nhau, vì tự trong căn gốc, không có một nơi nào trên quả địa cầu mà người này lại có nhiều quyền hơn người khác. Những nơi trên mặt đất không có người ở, biển và sa mạc cát, làm ngăn cách cộng đồng, thì tàu thuyền hay lạc đà (con tàu trong sa mạc) tạo điều kiện làm cho các khu vực không biên giới này gần nhau, và con người có thể có quyền sử dụng chung mặt đất như một nơi có thể giao dịch chung.
Thí dụ như tình trạng không thể tá túc tại các vùng ven biển vì có nạn cướp dã man, những tàu thuyền tại các biển lân cận bắt thủy thủ của các tàu bị đắm làm nô lệ, cướp của người du mục Á Rập trên những sa mạc cát và tìm cách tới gần những bộ lạc du mục để đoạt cuả, quyền tá túc dành cho khách không thể mở rộng cho họ làm việc này, vì trái với tự nhiên v à không để họ coi đây như là điều kiện để quan hệ với người bản địa. Do thế, dân chúng có thể tạo ra những quan hệ hoà ái với những nơi khác xa hơn. Cuối cùng những quan hệ trở thành luật pháp chung và con người tiến gần tới một loại hiến pháp đại đồng.
Nếu ta so sánh ở đây thái độ không thân thiện của các quốc gia văn minh, đặc biệt là các quốc gia trọng thương tại vài nơi trên địa cầu, thì họ chứng tỏ sự bất công với mức độ kinh hoàng, khi họ viếng thăm các nước và dân tộc khác (thăm viếng đối với họ nghĩa là chinh phục). Đối với họ, khi họ khám phá Hoa Kỳ, những nước của người da den, những hải đảo có nhiều gia vị và những mũi đất biển, thì các nơi này là vô chủ và họ không quan tâm đến cư dân bản địa. Ở Đông Ân Độ, (nơi người Hindu ở) họ viện cớ là lập cơ sở thương mại mà đem quân gây chiến, đàn áp dân chúng. Những cuộc nổi dậy ở các nước này lan rộng thành chiến tranh, nạn đói, phản loạn và đủ mọi loại tai ương đè nặng lên con người càng nhiều.
Trung Quốc[2] và Nhật Bản đã có kinh nghiệm trong lối giao tiếp này bằng cách cho phép mở cửa một cách khôn khéo và không cho thâm nhập. Trung Quốc mở cửa cho phép một sắc dân châu Âu duy nhất là Hà Lan thâm nhập, nhưng lại coi họ như là tù nhân, vì để họ cách biệt hoàn toàn với cộng đồng người bản địa.
Điều bực nhất ở đây là (hoặc theo quan điểm của người phê phán về mặt đạo đức và coi là một cách tốt đẹp nhất) thì các hành vi bạo lực gây bất mãn, các công ty thương mại hầu như sẽ bị suy sụp trong tương lai gần, những quần đảo trồng miá, trung tâm của nô lệ gian ác nhất và được tính toán nhất; tất cả không đem mối lợi đích thực nào mà chỉ gián tiếp phục vụ các ý định không đáng được ca ngợi, đó là tạo một lực lượng hải chiến với những chiến thuyền nhằm cho chiến cuộc mới tại châu Âu. Họ chỉ làm việc vì lòng trung thành, trong khi làm chuyện bất công này họ lại muốn tin mình là người được bình chọn với cách chính thống.
Nhưng vì các dân tộc trên địa cầu tạo ra cộng đồng, (dù theo nghiã rộng hay hẹp) cộng đồng lan rộng trên các lãnh thổ đến mức độ mà sự vi phạm pháp luật ở một nơi được cảm nhận chung là có ảnh hưởng cho khắp mọi nơi. Vì thế, ý tưởng về một quyền công dân đại đồng không phải là một loại tưởng tượng viễn vông mà là một bổ sung tất yếu cho luật bất thành văn của luật quốc gia và luật quốc tế, quyền trở thành nhân quyền chung, cũng là một loại nhân quyền đưa tới một nền hòa bình vĩnh cữu, mà ta an ủi là chỉ ở trong điều kiện đang liên tục tiến gần tới đích.
[1] Nói chung, người ta phải luôn chấp nhận là không đuợc phép đối xử nhau như thù nghịch, trừ trường hợp khi gây thiệt hại nhau mà hành vi này là đúng và khi cả hai là những công dân cùng tuân thủ trong một bộ dân luật chung. Vì khi bước vào chung sống trong tình trạng này, mỗi người phải đem lại sự an toàn cần thiết cho người khác như họ yêu cầu, nhưng cần phải có một quyền lực kiểm soát cả hai .
Con người cũng như dân tộc khi sống trong tình trạng tự nhiên, vì lý do là gần nhau và dù không có tác động nhau, nhưng vì tình trạng vô luật lệ luôn đe doạ, nên bị tước đoạt an toàn và có thiệt hại trong tình trạng này. Tôi có thể dọa rằng hoặc là anh cùng sống với tôi trong một tình trang chung do luật pháp ràng buộc hoặc là anh không làm láng giềng của tôi. Định đề này sẽ làm cơ sở cho quy luật sau đây: Tất cả mọi người khi có quyền tác động gây ảnh hưởng cho người khác thì phải chiụ lệ thuộc nhau với một cái gì đó trong một hiến pháp chung. Tất cả mọi hiến pháp hợp pháp khi liên hệ đến con người điều phải quy định tình trạng
1. Phù hợp với dân quyền của con người trong một dân tộc
2. Phù hợp với luật quốc tế trong mối quan hệ của các quốc gia
3. Phù hợp với quyền đại đồng của công dân trong mối quan hệ hỗ tương ngoại tại giữa cá nhân và nhà nước, người dân phải được coi như là có quyền của một công dân đại đồng trong một nước có nhân quyền.
Sự phân loại này không có tính cách chuyên chế mà là tất yếu khi tham chiếu vớì khái niệm về một nền hoà bình vĩnh cữu. Khi một trong ba tình trạng này gây ảnh hưởng vật chất đến người khác giống như trong tình trạng tự nhiên, thì sẽ liên lụy đến tình trạng chiến tranh mà cách giải quyết cũng là một mục tiêu đề ra.
[1] Biểu hiện tự do một cách hợp pháp không thể được định nghiã như người ta thường nói là một loại quyền “làm tất cả những gì mình muốn và không gây điều phạm pháp“.
Nhưng thế nào là quyền? Một khả năng hành động không phạm pháp. Hoặc có những cách giải thích về quyền như thế này: Tự do là một khả năng hành động mà không gây phạm pháp; ta làm những gì mà ta muốn, nhưng không gây phạm pháp. Hậu quả của lối giải thích này là một sự trùng ý rỗng tuếch.
Đúng ra, biểu hiện tự do hợp pháp của tôi có thể được giải thích như sau: Tự do là một quyền không đòi hỏi tôi lệ thuộc vào bất cứ luật ngoại tại nào, trừ những luật mà tôi có thể đồng thuận.
Cũng tương tự như vậy, khi bàn về bình đẳng của người dân trong một nước. Theo quan điểm này, không ai bị ràng buộc pháp luật với người khác mà trước đó không cùng đồng thuận tự đặt mình chung trong khuôn khổ luật pháp, để sau đó cả hai chịu ràng buộc nhau. (Nguyên tắc ràng buộc luật pháp nằm trong khái niệm luật hiến pháp, nên không cần phải giải thích thêm ở đây). Giá trị của quyền này, một loại quyền bẩm sinh, tất yếu và bất khả chuyển nhượng của nhân loại, được công nhận và thăng hoa bởi mối quan hệ của con người với Đấng Tối Cao, nếu ta tin có Đấng này. Cũng theo nguyên tắc này, người dân có thể tự hình dung ra họ cũng là một người dân trong một thế giới siêu hình.
Bởi vậy, những liên hệ đến tự do của tôi, ngay cả khi nhìn theo luật cuả Đấng Tối Cao mà lý trí của tôi có thể nhận ra được, thì tôi không bị ràng buộc nào, mà chỉ có thể bị ràng buộc trong mức độ do chính tôi đồng thuận (qua luật tự do theo lý trí cá nhân tôi, tôi tự tạo khái niệm và ý muốn của Đấng này). Khi hướng nhìn những sinh vật cực kỳ cao cả hơn ngoài Thượng Đế mà tôi muốn nghĩ tới (thí dụ như một Eon vĩ đại), thì những gì quan hệ đến nguyên tắc bình đẳng, tôi thấy không có lý do tại sao tôi phải làm nghĩa vụ này trong chức năng của tôi, (cũng như Eon làm nhiệm vụ của mình), khi tôi chỉ có nhiệm vụ tuân lệnh của người khác.
Nguyên tắc bình đẳng, (khác với tự do), không phù hợp khi áp dụng trong mối quan hệ với Thượng Đế. Lý do của sư thật này là như sau: Thượng Đế là một chủ thể độc tôn mà ở Ngài không có khái niệm về nghiã vụ.
Luận về quyền bình đẳng của người dân như kẻ tuân phục, thì câu trả lời tùy thuộc cách giải quyết vấn đề quyền kế thừa của giới quý tộc. „Bậc thang xã hội do nhà nước chấp nhận (định cho người dân là cao hay thấp) tùy thuộc vào thành tích đóng góp hay do được quy định trước“.
Điều hiển nhiên là khi một thứ bậc có liên hệ đến việc sinh ra từ gia thế, thì một điều không đoan chắc là thành quả, thí dụ như kỹ năng hoặc trung thành khi thi hành chức vụ, sẽ đi kèm theo. Do đó, việc tạo ân huệ cho một người mà không xét thành tích là đi quá xa (cho họ có quyền lãnh đạo cũng thế). Nếu xét theo khế ước nguyên thủy (nguyên tắc của tất cả mọi quyền) thì ý muốn chung của toàn dân không có quyết định như vậy. Bởi thế, không thể kết luận là một người thuộc dòng quý tộc đương nhiên có được những đặc điểm cao qúy của dòng tộc này.
Những gì liên hệ đến việc phong danh quý tộc, (cũng như bổ nhiệm một chức vụ cao hơn cho một người, mà đáng lý ra phải đạt được qua thành tích), thì điạ vị xã hội này không thể gắn liền vào con người giống như tài sản, mà là chức vụ. Do đó, bình đẳng không bị tổn thương, khi một người từ nhiệm nghĩa là từ bỏ điạ vị chính thức cùa mình và trở lại vị thế như người dân.
Khi đặt vấn đề này liên hệ đến luật pháp thì hiến pháp cộng hòa tự nó là nguyên tắc nền tảng dựa trên các hình thức của tất cả mọi loại hiến pháp dân sự. Vấn đề đặt ra là hiến pháp có thể là cách duy nhất dẫn đến hòa bình vĩnh cữu không.
Ngoài nguồn gốc vững chắc, hiến pháp cộng hòa là một cơ sở tinh túy bắt nguồn từ các khái niệm luật pháp và sẽ có triển vọng đạt được kết quả mơ ước, cụ thế là hòa bình vĩnh cữu. Lý do đó như sau: –
Nếu khuôn khổ của hiến pháp không quy định khác hơn, thì vấn đề gây chiến cần có sự đồng thuận của toàn dân. Không có gì hiển nhiên hơn là vấn đề này phải được cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định đưa đến những kinh hoàng của chiến cuộc, (nghĩa là họ phải tự chiến đấu, chịu mọi chiến phí, đóng góp và tái thiết thiệt hại do chiến tranh để lại, và cuối cùng còn một điều trầm trọng nhất là chấp nhận một gánh nợ sẽ làm hoà bình chua chát hơn, một loại nợ mà không bao giờ trả hết trong trường hợp một cuộc chiến mới lại đến và người dân sẽ suy nghĩ là một trò chơi nguy hiểm khác lại bắt đầu).
Ngược lại, nếu trong hiến pháp mà người dân chỉ là thuộc hạ, nghiã là không theo thể chế cộng hòa, thì sự tham chiến là một chuyện trầm trọng nhất trên thế gian, vì nhà lãnh đạo không còn là một người dân mà là chủ nhân ông của đất nước, không bị chút thiệt hại nào trong chiến tranh trong khi họ tiếp tục tiệc tùng, săn bắn, hưởng lạc thú với yến tiệc nơi cung điện. Họ có thể quyết định chiến tranh như một loại trò chơi do những nguyên nhân không đáng kể. Về biện luận đạo đức cho cuộc chiến họ lại không bận tâm vì có ngoại giao đoàn luôn sẵn sàng phục vụ.
***
Để tránh lầm lẫn giữa hai loại hiến pháp cộng hòa và dân chủ, ta cần phân biệt như sau. Các hình thức của một đất nước (dân sự) có thể theo hai nguyên tắc: sự khác biệt dựa trên số người nằm quyền lực cai trị tối cao của nhà nước hoặc phương cách cai trị của nhà lãnh đạo mà bất kể họ là ai.
Phương thức thứ nhất được gọi chung là hình thức cai trị của dân chúng và có thể có ba loại khác nhau, chủ quyền tối thượng thuộc về một người, hoặc nhiều người hoặc do toàn thể dân chúng tạo thành xã hội dân sự, từ đó mà lãnh đạo có quyền thống trị (chế độ chuyên chế, qúy tộc hay dân chủ và quyền lực thuộc hoàng tộc, qúy tộc hay toàn dân).
Nguyên tắc thứ nhì phân loại theo hình thức chính quyền và dựa theo hiến pháp mà nhà nước sử dụng quyền tối thượng (từ mọi hành vi của ý chí chung mà qua đó đa số dân chúng tạo thành dân tộc). Trong mối quan hệ này, hình thức của chính quyền hoặc là cộng hòa hay chuyên chế. Thể chế cộng hòa là một nguyên tắc tổ chức nhà nước tách rời quyền hành pháp ra khỏi quyền lập pháp. Thể chế chuyên chế là nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước từ những luật pháp do mình tự tạo ra mà ý chí chung được coi như là ý riêng của lãnh đạo.
Trong ba hình thái nhà nước thì dân chủ, trong ý nghĩa của danh từ nay, là một hình thức chuyên chế cần thiết, bởi vì nó lập ra quyền hành pháp, mà tất cả có quyết định chung và trong mọi trường hợp thì một cơ chế quyền lực của toàn thể có quyền chống lại bất cứ một cá nhân nào mà toàn thể phản đối. Dù gọi là toàn thể, mà thực ra không phải lúc nào cũng đúng là toàn thể, mà là một đa số, thực tế này cho thấy có một điều tự mâu thuẫn với nguyên tắc ý chí chung và mâu thuẩn với nguyên tắc tự do.
Bất cứ hình thức chính quyền nào mà không phải là đại nghị, thì cũng không phải là một hình thức thật sự, bởi vì nhà lập pháp cũng là người cưỡng chế ý chí của mình, (giống như trong luận lý học, khi nguyên tắc suy luận tổng quát cùng lúc lại được suy diễn trở thành nguyên tắc riêng trong phần kết luận). Khi hai hình thức khác của hiến pháp luôn có khuyết điểm, nhưng ít nhất trong lốị cai trị này cũng mở ra một cách tự do cho việc tạo ra một chính quyền khác, phù hợp với tinh thần của một hệ thống đại nghị như Friedrich II thường nói: “Tôi chỉ là một người phục vụ tối cao cho đất nước“,[1] vì trong hình thức dân chủ làm cho điều này bất khả, trong chế độ này mọi người đều làm chủ ý chí của mình.
Ta có thể nói thành phần nhân sự trong quyền lực nhà nước càng ít (số lượng nhà lãnh đạo) thì quyền đại biểu càng rộng, nhờ thế mà hiến pháp của nhà nước càng có nhiều khả năng thiên về chế độ cộng hòa, điều này cuối cùng cho phép các cải cách tiệm tiến cũng đạt được.
Chính vì lý do này mà chế độ quý tộc khó khăn hơn quân chủ, và trong chế độ dân chủ càng không thể, đạt tới hiến pháp hợp pháp hoàn chỉnh duy nhất, ngoại trừ có cách mang bạo động. Tuy nhiên, một điều không thể tranh cải là loại hình thức chính quyền này[1] có tầm quan trọng đối với dân chúng hơn các loại hình thức hiến pháp khác, dù mức độ thích nghi nhiều hay ít của dân chúng cho mục tiêu này cũng quan trọng.
Hình thức chính quyền khi phù hợp với khái niệm pháp luật, phải thuộc về hệ thống đại nghị, mà một chính quyền theo chế độ cộng hoà là hình thức khả thi, nếu không, dù có hiến pháp nào đi nữa thì loại chính quyền này cũng chỉ là chuyên chế và bạo lực. Không có một cái gọi là nền cộng hòa nào trước đây có thể nhận ra điều này, các chế độ này bị hoà nhập trong chế độ chuyên chế, phải lệ thuộc hoàn toàn dưới quyền tối thượng của một cá nhân, đây là một chiụ đựng nặng nề nhất cho toàn dân.
