Le Monde phỏng vấn Jürgen Habermas

(LND) Jürgen Habermas sinh năm 1929, là giáo sư Triết tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với trường phái triết học Frankfurt. Ông nổi danh với các luận thuyết về các Thay đổi Cấu trúc của Công luận (Strukturwandel der Öffentlichkeit, 1962) và Lý thuyết về Hành vi Thông đạt (Theorie des kommunikativen Handeln, 1981).
Với nhiệt tình tham gia tranh luận trong các vấn đề chính trị sôi bỏng, ông được nể trọng là một trí thức can đảm dấn thân và nhận nhiều giải thưởng cao qúy. Hiện nay, ông là một trong những triết gia hàng đầu tại châu Âu.
Ký giả Nicolas Weill của nhật báo Pháp Le Monde thực hiện cuộc phỏng vấn này.
***
Tổng thống Francois Hollande muốn định nghĩa về một „tình trạng chiến tranh“ cho phù hợp với tình hình. Ông nghĩ gì về cuộc thảo luận này? Nói chung, ông có tin là tu chỉnh Hiến pháp là một phản ứng thích hợp hơn đối với các cuộc tấn công vào ngày 13 tháng 11 không?
Đối với tôi, dường như là để thích ứng với hiện tình về hai quy định của Hiến pháp Pháp liên quan đến các tình trạng khẩn cấp. Nếu vấn đề này kể từ nay nằm trong chương trình nghị sự, đó là bởi vì Tổng thống đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ngay sau các biến cố chấn động trong đêm 13 sang ngày 14 tháng 11, và dự định sẽ kéo dài tình trạng này trong ba tháng. Tôi khó có thể đánh giá sự cần thiết của chính sách này và các lý do của nó. Tôi không phải là một chuyên gia về các vấn đề an ninh.
Nhưng, nhìn vấn đề từ phương xa, quyết định này giống như một hành động tượng trưng cho phép chính phủ phản ứng – có lẽ là một cách phù hợp – với một hoàn cảnh đang đè nặng trong nước. Những lời lẽ về chiến tranh của Tổng thống Pháp, dường như là do những cân nhắc chính trị trong nước, nên tại Đức đúng ra là tạo nên sự dè dặt hơn.
Tổng thống Hollande cũng đã quyết định tăng cường mức độ can thiệp tại Syria, nhất là ném bom vùng Rakka, „thủ đô“ của Nhà nước Hồi giáo (IS), và về tìm câch thân cận với Nga. Nói chung, ông nghĩ gì về lập trường can thiệp này?
Đó không phải là quyết định chính trị chưa từng có trước đây, nhưng chỉ là tăng cường mức độ tham gia của không quân Pháp, lực lượng này đã tiến hành trong một thời gian nhất định. Thực vậy, các chuyên gia đều đồng ý rằng đó là một hiện tượng cũng gây khó khăn cho Nhà nước Hồi giáo (IS)- chuyện pha trộn cuả một Đế chế Hồi giáo (Califat), nhưng họ vẫn chưa tìm ra được lãnh thổ nhất định và biệt đoàn sát nhân tràn ngập khắp toàn cầu – họ không thể chỉ bị đánh bại bởi không lực.
Nhưng sự can thiệp bằng bộ binh cuả Mỹ và châu Âu không chỉ là thiếu thực tế, trước tiên đó sẽ là chuyện thiếu thận trọng cực kỳ. Nó không giúp được trong việc chống trả lẩn quẩn các lực lượng địa phương. Obama đã học các biện pháp can thiệp cuả các bậc tiền nhiệm và các thất bại của họ, và ông nhấn mạnh một điểm quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh G20 đã diễn ra vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nhấn mạnh rằng quân đội nước ngoài không thể đảm bảo lâu dài được về những thành quả quân sự của họ sau khi triệt thoái.
Hơn nữa, người ta không thể xiết cổ Nhà nước Hồi giáo (IS) bằng cách chỉ dùng đến biện pháp quân sự. Các chuyên gia cũng đồng thuận ở điểm này. Chúng ta có thể xem những kẻ man rợ như kẻ thù và phải chiến đấu chống lại họ vô điều kiện; nhưng nếu chúng ta muốn đánh bại sự man rợ này trong thời gian dài, chúng ta không được tự lừa dối mình với các lý do mà nó là phức tạp.
Hiển nhiên, đây không phải là thời điểm cho nước Pháp đang bị tổn thương nặng nề, cho châu Âu xáo trộn và nền văn minh phương Tây lung lay nhớ về nguồn gốc về các tiềm năng xung đột bùng nổ và hiện thời không kiểm soát được tại vùng Cận Đông, từ Afghanistan, Iran cho đến Saudi Arabia, Ai Cập và Sudan. Người ta chỉ nhớ những gì đã xảy ra trong khu vực này kể từ khi có cuộc khủng hoảng Suez vào năm 1956. Các chính sách của Mỹ, châu Âu và Nga quyết định hầu như là độc quyền về các lợi ích địa chính trị và kinh tế, trong khu vực yếu kém này trong thế giới, họ va chạm tới một di sản của thời kỳ thuộc địa và cùng lúc vừa giả tạo và vừa gây rạn nứt; và với chính sách này họ đã trục lợi từ các xung đột địa phương mà không hề tạo ra bất cứ ổn định nào.
Như mọi người đều biết, các xung đột giữa người Sunni và Shiite, mà các trào lưu cực đoan của Nhà nước Hồi giáo (IS) ngày nay có nguồn gốc chính là vấn đề nghị lực của họ, mà rõ ràng là có một bằng chứng thoát thai tiếp theo sau sự can thiệp của Mỹ tại Iraq, một quyết định của George W. Bush, người đã coi thường luật quốc tế.
Việc ngăn chận tiến trình hiện đại hóa của các xã hội này cũng lý giải một số khía cạnh đặc thù của nền văn hóa Ả Rập mà họ cực kỳ tự hào. Nhưng vì thiếu viễn kiến và hy vọng cho tương lai làm đau khổ các thế hệ trẻ của các nước này, vì họ háo hức cho một cuộc sống tốt hơn, họ cũng quá nôn nóng để được công nhận tài năng, đó là một phần thực tế trong chính sách của phương Tây.
Khi mọi dự định về chính trị cuả những thế hệ trẻ thất bại, họ trở thành cực đoan để lấy lại lòng tự ái. Một cơ chế như thế thuộc về bệnh lý xã hội. Một động lực tâm lý gần như tuyệt vọng, mà nguồn gốc thất bại của nó còn nằm trong sự thiếu sự công nhận, dường như cũng tạo cho họ thành các tên tội phạm bị cô lập, họ xuất phát từ những người nhập cư châu Âu, do truyền hình gây ảnh hưởng về những người anh hùng bại hoại từ những đội sát nhân.
Các cuộc điều tra báo chí đầu tiên dành riêng cho vấn đề môi trường sống và các con đường tiến thân đặc biệt của những người khủng bố trong ngày 13 tháng 11 mang lại các giả thuyết cho các trường hợp này. Bên cạnh các mối liên hệ nhân quả dẫn đến tình trạng tại Syrie, có một trường hợp khác gây ra sự chú ý về những số phận lạc loài trong việc hội nhập ở các trung tâm tiếp cư của các thành phố của chúng ta.
Sau cuộc tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, trong giới trí thức, có triết gia Jacques Derrida và chính ông, đã lo ngại về sự thoái hoá của các quyền tự do dân chủ để đánh liều gây khiêu khích áp lực cuả cuộc chiến chống khủng bố và việc sử dụng các khái niệm như „chiến tranh của các nền văn minh“ hay „các nhà nước bất hảo“.
Các suy đoán đã được minh chứng rộng rãi qua việc sử dụng tra tấn, nghe lén của cơ quan NSA, giam giữ tùy tiện tại Guantanamo, vv…. Theo ý kiến của ông, liệu có một cuộc chiến chống khủng bố sẽ giữ nguyên vẹn các không gian công cộng và dân chủ được không, hay là có thể hình dung ra được không? Và trong điều kiện nào?
Như nhiều người bạn Mỹ của chúng ta nói khi nhìn trở lại ngày 11 tháng 9 chi đưa chúng ta đến kết luận rằng „cuộc chiến chống khủng bố“ của Bush, Cheney và Rumsfeld đã lún sâu vào trong vấn đề hiến pháp chính trị và tinh thần của xã hội Mỹ. Đạo luật Patriot do Quốc hội thông qua vào thời điểm đó, mà đến nay vẫn còn hiệu lực, đã vi phạm các quyền cơ bản của công dân, và có va chạm đến chính bản chất Hiến pháp Hoa Kỳ.
Việc này cho phép nói đến vấn đề mở rộng các khái niệm chiến đấu chông đối phương gây chết ngưòi mà trong đó đã hợp thức hóa nhà tù Guantanamo và các tội phạm khác, và chỉ có chính quyền Obama đã tách biệt ra. Các phản ứng thiếu suy nghĩ này về cuộc tấn công vào ngày 11 tháng 9, mà trước đây không thể tưởng tượng được, giải thích một phần sự lây lan của một tâm lý được thể hiện ngày nay bởi một nhân vật đáng ghê tởm như Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa. Điều này không hề là câu trả lời cho câu hỏi của ông.
Cũng như những người Na Uy vào năm 2011 sau vụ đánh bom khủng khiếp trên đảo Utøya, liệu chúng ta không thể chống lại mức phản xạ đầu tiên về của chính mình phải đối mặt với một kẻ xa lạ không hiểu được và với một sự tấn công chống lại „kẻ nội thù“ không?
Tôi hy vọng là nước Pháp cho thế giới một ví dụ để noi theo, như Pháp đã làm sau vụ tấn công nhắm vào tờ báo Charlie Hebdo. Để làm như vậy, Pháp không cần phải trả thù cho một mối nguy hiểm tưởng tượng như là „nô lệ“ của một nền văn hóa nước ngoài mà họ cho là đe dọa. Điều nguy hiểm hiện ra rõ nét hơn. Xã hội dân sự phải tự bảo vệ, tôn trọng vấn đề an ninh hơn tất cả những đặc điểm dân chủ của một xã hội mở rộng, mà đó là tự do cá nhân, lòng khoan dung trước sự đa dạng của các hình thái của đời sống và khuynh hướng tốt sẵn sàng để chấp nhận quan điểm của người khác. Đối diện với Mặt trận Quốc gia (Front National) đang gia tăng sức mạnh, đây là chuyện nói dễ hơn làm.
Nhưng có những thiện ý để phản ứng, mà không dùng đến các câu thần chú. Điều quan trọng nhất đã rõ ràng: thành kiến, ngờ vực và phủ nhận Hồi giáo, sợ hãi Hồi giáo và đấu tranh ngăn ngừa chống Hồi giáo, tất cà cần phải có một dự phóng thuần khiết và đơn giản.
Thật vậy, các trào lưu cuồng tín theo thánh chiến đã dựa theo một cách diễn đạt mà toàn bộ theo quy luật tôn giáo; nhưng đó là không hề liên hệ gì đến tôn giáo, thay vì sử dụng ngôn ngữ tôn giáo, họ có thể dựa vào bất kỳ ngôn ngữ tôn giáo nào khác, và thậm chí bất kỳ một ý thức hệ nào hứa hẹn về một công lý cứu rổi.
Các tôn giáo chính độc thần có nguồn gốc lui trở lại trong thời kỳ xa xưa. Tuy nhiên, thánh chiến là một hình thức hoàn toàn hiện đại để phản ứng với các điều kiện sinh hoạt mà đặc trưng của nó là tình trạng mất gốc. Thu hút sự quan tâm trong mục tiêu phòng ngừa, nói về một sự hội nhập xã hội không thành công hoặc trong trào lưu hiện đại hóa xã hội thất bại, nhưng hiển nhiên chúng ta cũng không nên xem đó để miễn trừ trách nhiệm cá nhân cho các tác nhân gây ra những nguy hại.
Để đối phó với dòng người tị nạn, thái độ của nước Đức đã gây ngạc nhiên một cách tốt đẹp, dù có những thoái hoá gần đây. Ông có nghĩ rằng làn sóng khủng bố có thể thay đổi suy nghĩ này – như một số người Hồi giáo đã tìm cách xâm nhập vào dòng người tị nạn?
Tôi hy vọng là không. Tất cả chúng ta là những người đồng hội đồng thuyền. Trào lưu khủng bố cũng như vấn đề khủng hoảng tị nạn là những thử thách lớn, có lẽ cuối cùng nó đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ mà các quốc gia châu Âu, mà cho đến nay họ vẫn chưa giải quyết được, kể cả trong khuôn khổ của một hệ thống tiền tệ thống nhất.
***
Nguyên tác: Habermas: Le djihadisme, une forme moderne de réaction au déracinement,