Kỷ Niệm 75 Năm
Nhật

Toà án Quân sự Quốc tế tại Tokio.
Khi chiếm đóng Nhật trên danh nghĩa là Đồng Minh qua danh hiệu Supreme Commander for the Allie Powers (SCAP), nhiệm vụ chính của Mỹ là giải giới, tái thiết hậu chiến và xây dựng dân chủ. Để thực hiện, Nhật phải cam kết là chịu mất các thuộc địa, không còn quân đội và quyền đối ngoại.
Tuân theo Bảng Tuyên bố Potsdam và mô hình Toà Quân pháp Chiến tranh tại Nürnberg Đức, ngày 19 tháng 1 năm 1946, Tướng Douglas MacArthur, Tổng tư lệnh, thành lập “Toà án Quân sự Quốc tế cho vùng Viễn Đông” đề xét xử 28 nhà lãnh đạo quân sự và chính trị Nhật.
Sau khi nghe tin, Cựu Thủ tướng Konoe và Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Sugiyama Gen tự sát để tránh cảnh bị tống giam. Tướng Tojo Hidekie, một trong bảy nhân vật chính của phiên toà, cũng tự sát, nhưng bị thương nặng. Sau hơn hai năm luận tội, bảy bị cáo bị kết án tử hình vào ngày 23 tháng 12 năm 1948 và hầu hết những người khác bị án chung thân. Từ sau năm 1956, tất cả các bị cáo còn sống đều được tha bổng.
Do sự thu xếp của Tướng Douglas MacArthur, Mỹ chủ động ngụy tạo các lời khai của nhiều bị cáo nhằm mục đích miễn tố cho Nhật Hoàng Hirohito và các thành viên trong Hoàng gia. Bằng hình thức khoan hồng này, Mỹ không gặp sự kháng cự của dân chúng Nhật, vì không làm tổn thương đến thanh danh của Nhật Hoàng, một biểu tượng để đảm bảo thực hiện tái thiết hậu chiến và cải cách dân chủ.
Hiến Pháp mới năm 1946 thành hình và quy định cấu trúc mới cho Nhật. Nhật Hoàng không còn lãnh đạo mà là biểu tượng cho truyền thống dân tộc. Quan trọng nhất là quy định của Điều 9 Hiến Pháp, Nhật không có quân đội mà chỉ có Lực lượng Dân sự Phòng vệ. Thời kỳ SCAP chiếm kết thúc vào tháng Tư năm 1952 với Hoà Ước San Francisco do Nhật và 48 nước cùng ký kết.

Tướng Douglas MacArthur và Nhật Hoàng Hirohito
Liên Xô
Ngay sau khi tuyên chiến, Hồng Quân tấn công Mãn Châu và đưa quân tới Bắc Hàn cũng như Đảo Kurilen và Sachalin, cả hai đã bị sát nhập vào lãnh thổ của Liên Xô, trong khi bốn đảo cực nam của Kurilen không thuộc quần đảo được Sa Hoàng nhượng lại cho Nhật vào năm 1875. Việc này có nghĩa là Liên Xô sát nhập lãnh thổ do Nhật chiếm đóng, sau khi trục xuất các cư dân. Gần đây, tranh chấp lãnh thổ gây cho bang giao của Nhật và Nga thêm phức tạp, và triển vọng cho một giải pháp theo luật quốc tế là khó khả thi.
Hàn Quốc
Sau khi Nhật bại trận, Hoa Kỳ và Liên Xô quyết định chia Hàn Quốc thành hai khu hành chính dọc theo vĩ tuyến 38. Liên Xô chiếm Bắc Hàn và thành lập Ủy ban Nhân dân Lâm thời do Kim Il Sung lãnh đạo vào tháng 2 năm 1946. Quân đội Hoa Kỳ chiếm Nam Hàn và xây dựng một chính phủ quân sự và tự quản.
Mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ làm cho các cuộc đàm phán về một chính phủ lâm thời cho Hàn Quốc thất bại. Cơ quan Liên Hiệp Quốc do Mỹ khống chế đã tổ chức cuộc bầu cử tự do vào năm 1948; tuy nhiên, chỉ diễn ra ở miền Nam. Kết quả là Cộng hòa Nam Hàn được thành lập và Syngman Rhee chấp chính là tổng thống. Sau đó, miền Bắc thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên do Kim Il Sung lãnh đạo và các lực lượng ngoại nhập chiếm đóng lần lượt rút quân.
Quân đội Mỹ vắng mặt, tạo cơ hội cho quân đội Bắc Hàn vượt biên giới mà Moscow và Bắc Kinh đã chấp thuận. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, Tướng Bành Đức Hoài chỉ huy 270.000 quân Trung Quốc giúp Bắc Hàn tiến chiếm miền Nam. Ba ngày sau, Bắc Hàn và Trung Quốc chiếm đóng Seoul. Tháng 9 năm 1950, Quân đội Liên Hiệp Quốc bắt đầu phản công dưới sự lãnh đạo của Mỹ; Tướng Douglas MacArthur được Tổng thống Truman chỉ định đem quân đánh Bắc Hàn. Trong vài tuần sau, Mỹ đẩy quân Bắc Hàn đến biên giới của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc hỗ trợ cho Bắc Hàn chống lại đối thủ; cả hai bên chịu tổn thất nặng nề và diễn biến chiến trường dừng lại ở vĩ tuyến 38.
Kết qủa sau hai năm đàm phán là hai phe đã thoả thuận ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953 và vĩ tuyến 38 là lằn ranh quân sư tạm thời cho Bắc và Nam Hàn đình chiến. Việc ngừng bắn đã duy trì nguyên trạng chia cắt cho đến ngày nay. Dù chiến tranh chấm dứt, nhưng hai phe chưa bao giờ đạt được một chung quyết cho một hòa ước vĩnh cửu.
Gần đây, do sự chủ động của Tổng Thống Donald Trump, các cuộc họp bàn về giải giới vũ khí nguyên tử cho Bắc Hàn tại Singapore và Hà Nội không mang lại kết quả. Do đó, an ninh chung cho khu vực vẫn còn là đề tài gây tranh cải cho Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan Nhật và Bắc và Nam Hàn.
Trung Hoa
Tại Trung Hoa, ngày 9 tháng 9 quân Nhật đầu hàng với Tướng Tưởng Giới Thạch. Trước đó, ngày 14 tháng 8, Liên Xô đã ký với Tưởng Giới Thạch một Thoả ước Liên minh và Hữu nghị, nội dung là công nhận các quyền do Đồng Minh đề ra trong hội nghị Yalta có liên hệ đến Mãn Châu, một căn cứ Hải quan tại Cảng Arthur (Vũ Hán) bên cạnh các đặc quyền trên bản đảo Liêu Đông, quyền độc lập của Ngoại Mông qua chính phủ Trung Hoa Quốc Gia. Về mặt nội chính, thoả ước này tăng cường vị thế cho Quốc Dân Đảng trong việc đấu tranh quyền lực với Đảng Cộng Sản mà Mao Trạch Đông cảm thấy như một sự đối đầu.
Trong những năm trước đó, Mao đã khởi động một cuộc chiến tranh du kích gian nan để chống Nhật. Tháng 8 năm 1945, quân đội của Mao tham gia các cuộc tấn công của Liên Xô tại Hoa Bắc. Với sức ép của Liên Xô và trung gian của Mỹ, cuối tháng 8, Mao đến Trùng Khánh, thủ đô tạm thời của phe Quốc Dân Đảng, để thương thuyết với Tưởng Giới Thạch.
Ngày 10 tháng 10, cả hai đã ký một Bảng Tuyên bố chung sẳn sàng hợp tác cho hoà bình. Cuối cùng, Bảng Tuyên bố chỉ còn là một mảnh giấy lộn khi không có cảm thông giữa hai phe đối nghịch. Do phía Mỹ bắt buộc, ngày 25 tháng 6 năm 1946, một thoả ước khác tiếp theo được ký kết, nhưng mục tiêu là cho việc tăng cường và điều động quân đội. Tháng 4, cuộc chiến ác liệt giữa hai phe Quốc-Cộng bộc phát. Tháng 2 năm 1947, cuộc nội chiến khởi đầu công khai và kết thúc hai năm sau với chiến thắng của phe Cộng Sản.
Cuối cùng, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 1 tháng 10 năm 1949 và phe Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch từ Hoa Lục tháo chạy sang Đài Loan.
Indonesia
Sau khi Nhật đầu hàng, hầu hết người dân châu Á muốn ngăn chận việc tái lập tình trạng thống trị thuộc địa của các cường quốc châu Âu. Tại Java, một phần do Ấn và Hà Lan cai trị, dưới áp lực của phong trào thanh niên quốc gia Permuda, Achmed Sukarno và Mohamed Hatta, hai nhà lãnh đạo phong trào giành độc lập thành lập nước Cộng hoà Indonesia vào ngày 17 tháng 8 năm 1945.
Ngoài đảo Java, các lực lượng của Sukarno và Hatta còn kiểm soát Sumatra và Madura. Họ vui mừng trước tin chiến thắng, nhưng thực ra là không trọn vẹn, vì bị một phần trong quân đội Anh-Ấn phản đối, trong khi những người lính Nhật thả cho tù nhân ra theo mục đích này.
Tháng 10 năm 1946, lực lượng Hà Lan thay cho quân Anh. Các nỗ lực của cường quốc thuộc địa tạo niềm cảm thông chỉ trong ngắn hạn. Sau nhiều cuộc hành quân đẩm máu của cảnh sát từ năm 1947 đến năm 1949, dưới áp lực của công luận quốc tế và nhất là của Mỹ, chính phủ Den Haag phải khuất phục và đến tháng 12 năm 1949 Indonesie được trao trả độc lập.
Miến Điện
Cũng như Hà Lan và Pháp, Anh cũng phải đương đầu với các lực lượng đấu tranh giành độc lập tại Miến Điện. Cho dù cương quyết từ bỏ mọi hình thức thống trị thời thuộc địa, nhưng chính sách đế quốc Nhật tạo ra nhiều các ảnh hưởng của vấn đề.
Nhật chiếm đóng Miến Điện vào tháng 5 năm 1942 và thành lập một chính phủ của Myanmar do Bamo đứng đầu. Với sự hỗ trợ của Nhật, Tướng Aung San, người chống lại chính quyền thực dân Anh, tuyên bố Myanmar độc lập khỏi Anh. Năm 1944, Aung San trở thành người ủng hộ Hoa Kỳ và Anh.
Sau khi Nhật đầu hàng, Đồng Minh tuyên bố độc lập của Myanmar có hiệu lực. Sau chiến tranh, Myanmar vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Anh. Vào ngày 4 tháng 1 năm 1948, Quốc hội Anh chính thức công nhận nền độc lập của Myanmar và Myanmar thành lập Liên bang Miến Điện.
Malaysia
Khi người Nhật chiếm Malaysia, dân chúng phản ứng dữ dội. Sau chiến tranh, Anh thiết lập Liên bang Malaysia vào năm 1946. Kế hoạch này cũng bị phản đối vì biểu tượng Quốc Vương bị lu mờ và số lượng lớn người Trung Quốc và Ấn Độ mới nhập cư được hưởng quyền công dân. Trước những xung đột sắc tộc, người Malaysia lo lắng cho bất ổn xã hội trong tương lai.
Có hai yếu tố quan trọng tác động cho Malaysia là cuộc nội chiến giữa Trung Quốc Cộng sản và Quốc Dân đảng càng lan rộng và mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Anh và Malaysia xấu đi.
Vào thời điểm này, chính quyền thực dân Anh tuyên bố, Đảng Cộng sản Malaysia là một tổ chức bất hợp pháp. Do dó, cuộc chiến tranh du kích của Đảng Cộng sản bộc phát.
Trong khi dân chúng hy vọng người Anh sẽ rời khỏi Mã Lai; ngược lại, chính quyền Anh tuyên bố tình trạng khẩn cấp, trong khi Quân đội Liên bang chống du kích Cộng sản cực kỳ mãnh liệt kéo dài từ năm 1948 đến 1960. Điểm đặc biệt nhất là Hoa Kỳ, thực dân Anh đã chuyển người Trung Quốc cũ nằm rải rác ở vùng ngoại ô đến những nơi được chỉ định với các biện pháp kiểm soát an ninh nghiêm ngặt, tạo thành một ngôi làng mới. Những mô hình khu tập trung dân chúng trong ấp chiến lược và truy lùng diệt cộng hình thành và thành công. Khác với Việt Nam, Đảng Cộng sản bị tiêu diệt và không còn hoạt động.
Vào ngày 31 tháng 8 năm 1957, Malaysia chính thức tách khỏi nền độc lập của Anh. Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc, ban đầu dự kiến được thành lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1963. Tuy nhiên, sau phản đối của Tổng thống Indonesia Sukarno và Đảng Thống nhất Nhân dân Sarawak làm trì hoãn việc thành lập. Cuối cùng, Malaysia được chính thức thành lập vào ngày 16 tháng 9 năm 1963.
Philippines
Hoa Kỳ thấy dễ dàng hơn trong việc đối phó với các hoàn cảnh thay đổi, cho dù cũng có một tình trạng bán thuộc địa như Commenwealth. Năm 1902, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Tổ chức Philippines để thành lập Nghị viện Philippines mà các thành viên sẽ được dân chúng bầu ra. Đạo luật Tự trị Philippines năm 1916 thay thế và quy định là chính phủ Hoa Kỳ cam kết trao trả độc lập cho Philippines.
Đạo luật Độc lập Philippines năm 1934 thiết lập Commenwealth (Khối Thịnh vượng chung), một hình thức độc lập hạn chế và thiết lập một tiến trình trao trả độc lập cho Philippines. Vào năm 1935, Mỹ hứa cho Philippines được độc lập vào năm 1945. Tháng 6 năm 1946, Mỹ bảo đảm hằng loạt các đặc quyền về chính sách thương mại và quân sự. Đệ nhị Thế chiến Thế làm trì hoãn kế hoạch. Khác hẳn với Việt Nam, cuối cùng, Philippines cũng giành được độc lập mà không tốn một viên đạn hay một giọt máu.
Việt Nam

Đệ nhị Thế chiến kết thúc làm cho Pháp không còn cơ sở để tiếp tục cai trị Việt Nam. nhưng không khôn ngoan để nhận thức kịp thời và quyết định ra đi đúng lúc. Khi Pháp nhận ra trong muộn màng, thì việc từ bỏ phải chịu đẩm máu và cực kỳ tốn kém. Đó là trường hợp bi thương cho lịch sử đấu tranh của Việt Nam.
Nhật chiếm đóng Việt Nam và lập ra chế độ Hoàng đế Bảo Đại từ tháng 3 năm 1945. Bảo Đại tuyên bố là chính phủ Việt Nam có chủ quyền ở ba kỳ, độc lập theo tuyên ngôn Đại đông Á của Nhật Bản, bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ với Pháp và cùng hợp tác quốc tế. Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim. Ngày 17 tháng 4 năm 1945 Thủ tướng Trần Trọng Kim nhậm chức và ngày 12 tháng 5, Bảo Đại tuyên bố giải thể Viện Dân biểu Trung
Về mặt pháp lý, đây là một sự kiện quan trọng để công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền ra đời mà Hoàng Đế Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim lãnh đạo đầu tiên.
Sau ngày Mỹ ném bom tại Nhật, tình hình cực kỳ xáo trộn cho Việt Nam, chính quyền trung ương không còn hoạt động và các cơ quan hành chính và an ninh địa phương đã tan rã, phần lớn các viên chức đã bỏ trốn trong khi một số bị ám sát. Khi Nhật tuyên bố đầu hàng và quân Nhật án binh bất động gây cho Việt Nam không chính quyền và lực lượng chiếm đóng.
Nhằm phát huy tinh thần đoàn kết của giới công chức trong trào lưu đấu tranh mới, ngày 17 tháng 8 Tổng bộ Công chức Bắc Hà có tổ chức cuộc mít tinh trước Nhà Hát Lớn để ủng hộ chính phủ trong việc thu hồi chủ quyền. Cuộc biểu tình đã chuẩn bị từ lâu, nhưng khi Việt Minh đột nhiên phá hoại chương trình của buổi lễ, ảnh hưởng tác hại vô cùng nghiêm trọng.
Ngay lúc bắt đầu buổi lễ, một toán Việt Minh đã xông lên cướp khán đài. Không gặp một chống cự nào, họ treo cờ Việt Minh tại Nhà Hát Lớn và các trụ sở chính quyền. Sau hai ngày náo loạn, lực lượng Việt Minh với khoảng 800 người và 90 khẩu súng chiếm dần các cơ quan chính quyền trước sự thụ động của 1.500 vệ binh Nam Triều có vũ khí đầy đủ. Ngày 19 tháng 8 Việt Minh làm chủ tình hình sau khi đã cướp được chính quyền và chiếm các cơ quan.
Đảng Cộng sản nhận ra thời cơ nên triệu tập Hội nghị Tân trào ở Tuyên Quang từ ngày 13 tháng 8 để chuẩn bị cướp chính quyền. Sau khi được tin Nhật đầu hàng, họ họp tiếp trong hai ngày 16 và 17 tháng 8 để lập một chính phủ lâm thời. Tình hình biến đổi dồn dập gây nhiều bất ngờ làm cho Bảo Đại thoái vị và triều Nguyễn chấm dứt trị vì vào ngày 23 tháng 8. Ngày 2 tháng 9 Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Diễn biến của lịch sử cho thấy sự thật là Việt Minh cướp chính quyền trong tay của chính phủ Trần Trọng Kim, đó là một xáo trộn thuộc nội chính, vì không có một trận chiến nào của Việt MInh với Pháp và Nhật trong giai đoạn này. Khi Việt Nam đã thành hình, thì Hồ Chí Minh không có căn bản pháp lý để một lần nửa khai sinh cho đất nước và tuyên bố giành độc lập.
Tại miền Bắc, lực lượng Trung Hoa Quốc Dân Dảng chiếm thay cho Nhật, miền Nam do lực lượng Anh và Ấn chiếm đóng. Tháng 9 có xảy ra trận đụng độ đầu tiên giữa lực lượng Việt Minh với quân Pháp, họ đã giải phóng người Anh khỏi sự giam cầm của Nhật. Tháng 10, Tướng Leclerc, người giải phóng cho Paris, mang 35000 quân Pháp vào miền Nam. Nhiều nỗ lực hoà giải của Hồ Chí Minh với Pháp thất bại. Một năm sau, cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất bắt đầu.