
Vụ án phố Ôn Như Hầu
Sở dĩ có tên là vụ phố Ôn Như Hầu, vì đó là tiêu đề mà báo giới gọi chung để ám chỉ việc khám xét của Công an tại nhà số 7 phố Ôn Như Hầu, trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng, nay là số 7 phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội.
Vào lúc 7 giờ sáng ngày 12 tháng 7 năm 1946, Công an khám xét và bắt hơn 100 Đảng viên. Phan Kích Nam, đại biểu Quốc hội khóa I cũng là Đảng viên cũng bị bắt trong số này, nhưng có một số kịp trốn thoát. Chỉ đạo chung vụ việc là Lê Giản, Nguyễn Tuấn Thức và Nguyễn Tạo.
Theo kế hoạch, tại trụ sở số 7 phố Ôn Như Hầu, Trần Tấn Nghĩa, Chỉ huy trưởng Công an, mang theo lệnh bắt và khám xét những người có mặt. Khi đến nơi, việc đầu tiên là Công an cắt dây điện thoại và gọi người bên trong ra đón tiếp.
Sau khi biết được nguyên nhân khám xét, Phan Kích Nam biện minh là Đại biểu Quốc hội nên có đặc quyền bất khả xâm phạm và Công an không thể tùy tiện khám xét trụ sở Đảng. Trước phản ứng hợp pháp, Trần Tấn Nghĩa rút lui.
Lần thứ hai, kế hoạch thay đổi, Trần Tấn Nghĩa đến địa điểm, dự kiến trước là mời Phan Kích Nam về trụ sở công an, rồi sau đó mới khám xét và bắt các đảng viên.
Phan Kích Nam khuyên Công an báo cáo với cấp trên là „nếu manh động sẽ ăn đạn và sẽ lĩnh trách nhiệm với Quốc hội“. Một lần nửa, Trần Tấn Nghĩa ra về.
Lần thứ ba, khoảng 10h30 trong cùng ngày, Trần Tấn Nghĩa quay lại và chủ động tháo thắt lưng đeo súng đặt trên bàn. Thi hành lệnh bắt không kết quả, Trần Tấn Nghĩa cáo biệt và vờ quên súng ở bàn. Phan Kích Nam vội vàng cầm súng và xung đột xảy ra.
Trong cảnh tượng Phan Kích Nam lảo đảo, Trần Tấn Nghĩa bẻ quặt tay Phan Kích Nam và ra lệnh tất cả không được chống cự. Phan Kích Nam phải làm theo lệnh. Theo đúng kế hoạch, Công an bắt tất cả người của Quốc Dân Đảng.
Trong cùng ngày, Công an đến trụ sở khác của Đảng ở nhà số 132 phố Duvigneau, nay là phố Bùi Thị Xuân. Dù chưa có lệnh bắt, nhưng do đột kích vào lúc sáng sớm, nên các Đảng viên không có thời gian tẩu thoát.
Tại nhà số 80 phố Quán Thánh, Công an xét nhà cũng tương tự. Điểm đặc biệt là quân Pháp điều xe tăng đến can thiệp, nhưng cuối cùng, sau khi được Công an giải thích, rút lui vào buổi trưa.
Sau Hà Nội, Công an tiếp tục khám xét các cơ sở khác của Việt Quốc và Việt Cách ở Hải Phòng và một số tỉnh khác.
Khi tổng kết thành quả chiến dịch, chính quyền có tổ chức họp báo cho biết là đã phá tan âm mưu chống chính phủ. Dù tường thuật nhiều chi tiết, nhưng Công an không lên án hai Đảng để giử thanh thế chung cho Mặt trận Thống nhất.
Theo Công an, nhân ngày Quốc khánh Pháp, Đại Việt và Quốc dân Đảng chuẩn bị kế hoạch bắn súng và ném lựu đạn khi quân Pháp diễn hành quanh hồ Hoàn Kiếm, gây tác hại cho bang giao Pháp-Việt.
Hậu quả được tiên đoán là Pháp sẽ quy trách cho chính quyền trong việc tấn công quân Pháp, tạo cớ cho Pháp lật đổ. Nhân dịp này, hai Đảng hô hào hợp tác với Pháp.
Kết qủa chiến dịch là Công an thu được nhiều vũ khí, truyền đơn, tài liệu, giấy bạc giả và dụng cụ tra tấn.
Cuối cùng, Công an kết luận là đã phá tan âm mưu chống chính phủ, những vụ bắt cóc tống tiền, ám sát, tịch thu nhiều truyền đơn và bạc giả. Đây là thắng lợi lớn trong việc bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.
Theo các sử gia, vụ án chưa bao giờ được nghiên cứu nghiêm túc. Chính giới cho rằng mục đích là Việt Minh lợi dụng trả thù ghê tởm vì không có đủ chứng cớ buộc tội Việt Nam Quốc Dân Đảng. Khi sử dụng bằng chứng âm mưu đảo chính như lý do để tìm cách triệt hạ các Đảng, Công an làm có đúng luật không, vấn đề không toà án nào có thể kiểm chứng.
Thực tế cho thấy là nếu Pháp muốn đảo chính thì họ không cần dựa vào bằng chứng của Việt Minh, cơ hội cho Pháp đã có từ lâu và trỉ hoản vì nhiều lý do khác nhau.
Trong khi các Đảng cho biết bằng chứng là ngụy tạo mang đến hiện trường và lời cáo buộc không thuyết phục. Tất cả mọi khuầt tất của lịch sử lắng chìm qua thời gian.
Việt Minh sát hại Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật giáo Hoà Hảo
Đức Huỳnh Giáo Chủ, lãnh đạo Phật giáo Hoà Hảo
Diễn tiến
Sau vụ bắt giam và xừ tử hình ba nhà lãnh đạo của Phật Giáo Hoà Hảo, tại vận động trường Cần Thơ vào ngày 7 tháng 10 năm 1945, tình hình tại miền Tây cực kỷ căng thẳng cho giới đấu tranh và cả dân chúng, xung đột giữa lực lương vũ trang Hoà Hảo và Việt Minh ngày càng đẩm máu khốc liệt.
Trước không khí ngột ngạt này, một Uỷ Ban Hoà giải xung đột đã thành hình với các thành viên tham dự gồm có ông Hoàng Du Khương (Việt Minh), Linh mục Nguyển Bá Luật (Công Giáo) và Luật sư Mai Vân Dậu (Hoà Hảo).
Sau khi các phiên họp đều bất thành, cuối cùng, hai phía đồng thuận là Bửu Vinh, Uỷ viên quân sự đại diện cho Việt Minh tại Long Xuyên, và Huỳnh Phú Sổ, lãnh đạo Phật giáo Hoà Hảo, sẽ gặp nhau tại Tân Phú, Đồng Tháp Mười vào đêm 16 tháng 4 năm 1947 để giải quyết.
Diễn tiến của cuộc họp lịch sử này được tường thuật trong tác phẩm “Thất Sơn Mầu Nhiệm” của Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu và xin được trích dẫn như sau:xin trích dẫn như sau:
“Y lời hẹn, Đức Thầy xuống ghe ra văn phòng Bửu Vinh, có một liên lạc của Uỷ Ban Hành Chánh dẫn đường.
Trời tối như mực. Đi một đổi xa xa bỗng trên bờ có tiếng la: “Ghe ai đó? Tại sao giờ này đã thiết quân luật mà còn dám đi?”
“Đi ra văn phòng Ông Bửu Vinh”, người liên lạc trả lời.
“Ghe ghé lại”. Một tiếng khác tiếp theo.
Đèn chói rọi xuống ghe và có người ra lệnh trình giấy tờ. Ông Thiện lật đật chạy lên cho coi giấy. Thì ra người hỏi đó là Bửu Vinh. Y hỏi ông Thiện “Ông Uỷ Viên Đặc Biệt có dưới ghe không?
“Có, Đức Thầy ở dưới ghe, vội vã trả lời.
Bửu Vinh mời Đức Thầy lên văn phòng, Ngài liền đi với bốn tự vệ quân.
Văn phòng này đặt trong một ngôi nhà ngói. Đức Thầy vào bàn giữa tiếp chuyện với Bửu Vinh, còn bốn tự vệ quân thì cầm súng đứng hai bên cửa, cách Đức Thầy một thước tây.
Mười phút sau, lối 7 giời rười tối, bọn Việt Minh ở ngoài đi vô 8 người chia ra cặp nách bốn tự vệ quân của Đức Thầy và đâm chết ba người. Người thứ tư, anh Phan Văn Tỷ, tức mười Tỷ nhờ giỏi vỏ và lanh trí nên thoát khỏi, chạy ra ngoài có bắn một loạt mi tray dết. Lúc anh mười Tỷ né khỏi mũi dao găm của một trong hai chiến sĩ Việt Minh cặp nách thì người chiến sĩ kia bị đồng chí của mình đâm trúng té quị. Vừa lúc đó thì Đức Thầy, từ trước đến giờ vẫn bình tỉnh, lẹ làng thổi tắt đèn. Trong văn phòng tối thui, không ai biết Đức Thầy đi đâu cả. …
Vào lúc 12 giờ khuya, một người tín đồ PGHH ở gần chổ xảy ra cuộc bạo hành, chạy ngựa mang đến Phú Thành một bức thư chính của Đức Thầy trao tận tay cho ông ta. Bức thư ấy như vầy:
“Ông Trần Văn Soái và Ông Nguyễn Giác Ngộ.
Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Bửu Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi bị bắt hay là mưu sát thì các ông đừng tin và đừng náo động.
Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân tại chổ.
Sáng ngày tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưởng rồi sẽ về sau.
Phải triệt để tuân lịnh.
Ngày 16.4. 1947, 9 giờ đêm.
… Thế là từ ngày 16. 4.1947 đến nay không ai biết Đức Thầy lưu trú phương nào”. (Hết trích dẫn)
Về sau, có nhiều lối giải thích khác nhau về việc thành hình lá thư này.
Một là, Bửu Vinh sát hại Đức Thầy ngay trong đêm này rồi viết thư giả và yêu cầu một tín đồ đến trao hai ông Soái và ông Ngộ.
Hai là, khi bị mưu sát, Đức Thầy thoát nạn nhưng sau đó bị bắt. Để tránh cảnh hỗn loạn khi lực lượng Hoà Hảo đến giải cứu, Bửu Vinh ép buộc hay thuyết phục Đức Thầy phải viết lá thư trên. Sau khi Đức Thầy viết và đến trao thư cho một tín đồ, mới sát hại Đức Thầy.
Ba là Đức Thầy thoát nạn và tạm thời vắng mặt mà không ai biết nơi lưu trú. Giả thuyết khó thuyết phục vì cũng không thể giải toả các nghi vấn và không có tác dụng hoà giải xung đột mà còn làm cho tình hình trầm trọng hơn. Khi thoát được thì Đức Thầy không có lý do gì để cần đến lá thư này và không xuất hiện.
Bốn là, không thể giải thích chuyện thiên cơ, Đức Thầy không còn xuất hiện nửa, vì nhiệm vụ hoằng pháp và đấu tranh đã chấm dứt trong hoàn cảnh này. Cho đến ngày nay, giải thuyết này được nhiều tín đồ tin tưởng vì hy vọng là Đức Thầy sẽ còn dịp trở lại để cứu độ chúng sinh trong một hoàn cảnh khác.
Hậu quả
Việt Minh sát hại Đức Thầy là một thương tổn quá lớn đối với các tín đồ PGHH không thể hàn gắn và mọi hoà giải của hai bên để chống Pháp là bất khả thi, trầm trọng nhất là thay đổi toàn bộ cục diện đấu tranh chống Pháp tại miền Nam.
Trước mắt là các cuộc tàn sát vô cùng đẩm máu tại miền Tây. Ngày 21/4, tức sau khi Đức Huỳnh Giáo chủ bị bắt, một cuộc truy sát đã diễn ra. Giám đốc Công An Kiều Tân Lập thay mặt Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ Nam Bộ ra lịnh cho các tất cả cơ quan Hành chánh, Quân đội và Công An truy lùng các cán bộ, đảng viên Dân Xã Đảng, nếu bắt gặp, có toàn quyền xử lý tùy theo sáng kiến.
Theo một nhận xét chung, có khoảng 25.000 tín đồ PGHH và đảng viên Dân Xã Đảng bị giết trong thời kỳ này và con số cán bộ Việt Minh bị sát hại là không ai rõ.
Trước mắt, các Mặt Trận Quốc Gia Liên Hịệp do Đức Thầy với bí danh là Hoàng Anh lãnh đạo không còn tiếp tục hoạt động. Mặt trận này nhằm kết hợp các phong trào đấu tranh không Cộng sản gồm các lực lượng vũ trang của Cao Đài, Hoà Hảo, Đại Việt và Bình Xuyên, với mục tiêu không chịu lệ thuộc Việt Minh và muốn đoạt thế chủ động tại miền Tây trong đấu tranh giành độc lập.
Tiếng nói có nhiều ảnh hưởng của Đức Thầy với tư cách là Uỷ viên Đặc biệt trong Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ không còn. Thực ra, đây là một tổ chức do Việt Minh lập ra nhằm thu phục các phong trào đấu tranh khác trong âm mưu độc quyền lãnh đạo. Uỷ viên Quân sự của tổ chức này là trung tướng Nguyễn Bình.
Nhận thấy là việc hợp tác với Nguyễn Bình tại miền Đông không có kết quả, Đức Thầy quay về miền Tây để chuyên lo lãnh đạo tại chiến khu 8 Đồng Tháp và chiến khu 9 U minh.
Đầu năm 1947, Đức Thầy đã dự kiến trong Chiến thuật Liên khu miền Tây là sẽ tái chiếm Đồng Tháp Mười đã bị Thực dân Pháp oanh kích và Việt Minh đánh phá. Khi người lãnh đạo không còn, nên không thể tiến hành
Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, gọi tắt là Dân Xã Đảng, một tiếng nói mới đang bắt đầu gây ảnh hưởng trong chính trường của Việt Nam đang lịm tắt. Đây là một chính đảng do Đức Thầy sáng lập vào ngày 21 tháng 9 năm 1946 cùng với các bậc trí thức khác không cùng tôn giáo là các ông Nguyễn Bảo Toàn, Trình Quốc Khánh, Trần Văn Ân, Nguyễn Văn Sâm. Đức Thầy là lãnh tụ tối cao và linh hồn của Đảng không còn, nên mọi sinh hoạt tất nhiên suy yếu.
Nhưng ngược lại, trong tình hình này, một đặc điểm quan trọng nhất là lòng thù hận của tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo đối với Việt Minh tăng lên cao độ đến nỗi không còn một nỗ lực hoà giải nào. Trong khi miền Nam đi vào một khúc quanh đấu tranh mới, thì tại miền Bắc, xung đột giữa Pháp và Việt Minh đến hồi quyết liệt
Pháp ném bom Hải Phòng
Năm 1949, khi chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh đến hồi quyết liệt, các đảng viên Đại Việt thỏa hiệp với Pháp và tham gia thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam trực thuộc Liên hiệp Pháp. Năm đảng viên Đại Việt chiếm 5 trong số 19 ghế Nội các trong chính phủ đầu tiên của Quốc gia Việt Nam.
Trong khi đó, các xung đột vũ trang Pháp Việt tại các địa phương lan rộng. Để giải quyết, Pháp dùng các biện pháp đàn áp đẩm máu. Một bài học thương đau cho Việt Minh là vào ngày 23 tháng 11 năm 1946, không quân Pháp ném bom Hải Phòng, thành phố cảng, làm thiệt mạng 6000 thường dân. Pháp không đưa ra những bằng chứng thuyết phục trước sự kiện đẩm máu làm cho thành phần cực đoan của Việt Minh đã hết kiên nhẩn để tiếp tục chờ ông Hồ thương thuyết và phải kết thúc thương thuyết.
Sau thảm trạng này, Việt Minh quyết định khởi đầu công cuộc kháng chiến toàn quốc bằng vũ trang. Tại Hải Phòng và chung quanh Hà Nội, cuộc chiến khời đầu, đến cuối tháng 12 năm 1945, Pháp lần lượt kiểm soát miền Bắc, mở đầu cho cuỗc chiến kéo dài 30 năm.
Xem tiếp: Vai trò của Hoa Kỳ